Chỉ số tăng nhưng chất lượng chưa cao
Theo Pháp lệnh Dân số của Việt Nam năm 2003, “Chất lượng dân số là sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn bộ dân số”. Chất lượng dân số thường được đo lường bằng “Chỉ số phát triển con người” (Human Development Index- HDI). Chỉ số này được tổng hợp từ các chỉ số về sức khỏe (tuổi thọ trung bình), giáo dục (số năm đi học trung bình) và kinh tế (thu nhập quốc dân bình quân đầu người).
Bạn đang xem: Chất lượng dân số Việt Nam – Thành tựu và thách thức
Chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta không ngừng tăng lên, từ 0,496 năm 1992 đã đạt 0,704 vào năm 2019 và lần đầu tiên được xếp vào nhóm có HDI cao. Tuy nhiên, Việt Nam chưa bao giờ lọt vào tốp 100 nước có HDI cao nhất và năm 2019 vẫn xếp hạng 117 trong tổng số 189 nước so sánh. Mặt khác, HDI khu vực thành thị đã đạt mức cao: 0,832; còn ở nông thôn chỉ có: 0,647. So với các vùng, Đông Nam Bộ có HDI cao nhất: 0,810, còn Trung du và miền núi phía Bắc là 0,603; đối với cấp tỉnh: 13 tỉnh và thành phố có HDI vào loại cao; trong đó, cao nhất là TP Hồ Chí Minh: 0,855; Hà Nội: 0,836. Vẫn còn 31 tỉnh HDI trung bình và 19 tỉnh HDI thấp; đặc biệt HDI của Cao Bằng là 0,39; Điện Biên: 0,35; Hà Giang: 0,31. Kết quả này cho thấy CLDS nước ta khác biệt rõ rệt theo khu vực thành thị – nông thôn; giữa các vùng và giữa các tỉnh.
Việc tính toán HDI, thoạt nhìn dường như chỉ liên quan đến người trưởng thành (vì tính đến trình độ học vấn, năng suất lao động…) nhưng thực ra lại liên quan ngay từ giai đoạn đầu đời. Nếu trẻ sinh ra bị bệnh, tật bẩm sinh hoặc lớn lên bị suy dinh dưỡng, sức khỏe không tốt sẽ hạn chế, thậm chí mất khả năng học tập, lao động sau này, chắc chắn sẽ có chất lượng sống không tốt.
Trên thế giới “khoảng 7% tổng số trẻ khi sinh ra đã mắc bệnh, tật bẩm sinh nghiêm trọng có thể gây tử vong hoặc dẫn đến tàn tật suốt đời”. Ở nước ta, tỷ lệ này cũng khá cao, năm 2006 khoảng 5,5% số trẻ sinh sống. Tuy nhiên, trong 10 năm (2001-2011), Bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội), Trường Đại học Y Dược Huế và Bệnh viện Từ Dũ (TPHồ Chí Minh) đã tầm soát trước sinh cho 90.076 phụ nữ mang thai đã phát hiện 7.006 trường hợp thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể, bệnh tật bẩm sinh, tỷ lệ tới 7,8%.
Xem thêm : Mẹ bầu hắt xì nhiều có sao không? Làm sao cải thiện tình trạng này?
Đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng
Tỷ lệ suy dinh dưỡng, béo phì ở Việt Nam còn lớn. Năm 2018, trẻ dưới 5 tuổi thấp còi là 23,2%; nhẹ cân là 12,8%. Đặc biệt, các tỉnh miền núi như: Kon Tum các tỷ lệ nói trên là 36,9% và 22%; Lai Châu: 34,6% và 21,2%;…
Kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019- 2020 mới nhất vừa được Viện Dinh dưỡng Quốc gia (được thực hiện thường kỳ 10 năm một lần với sự phối hợp của Tổng Cục thống kê và nhiều tổ chức quốc tế… cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ học đường (5-19 tuổi) còn 14,8% (năm 2010 là 23,4%). Đáng lưu ý, tỉ lệ thừa cân, béo phì tăng từ 8,5% (năm 2010) lên 19% sau 10 năm. Trong đó, khu vực thành thị là 26,8%, nông thôn và 18,3%, miền núi là 6,9%. Suy dinh dưỡng hoặc béo phì thường kéo theo những bệnh khác ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập, lao động, cuộc sống sau này của trẻ.
Theo kết quả Tổng điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2019- 2020, chiều cao của thanh niên Việt Nam đã có sự thay đổi mạnh mẽ ở nhóm thanh niên nam 18 tuổi. Năm 2020, chiều cao của nhóm nam thanh niên đạt 168,1cm, tăng 3,7 cm so với năm 2010 (164,4cm). Bên cạnh đó, chiều cao của nhóm nữ thanh niên đạt 156,2 cm, trong khi con số này năm 2010 là 154,8cm.
Tuy chiều cao đã có sự thay đổi trong vòng 10 năm qua, song Việt Nam vẫn là một trong số 15 quốc gia mà dân số trưởng thành thấp nhất thế giới. Năm 2014, tỷ lệ bà mẹ thiếu năng lượng trường diễn nhóm tuổi (15-49) là 15,1%. Đối với phụ nữ mang thai, nếu suy dinh dưỡng dễ sinh non, thai nhi yếu, dị tật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến giống nòi.
Tỷ lệ khuyết tật, thương tích cũng khá cao. Đầu những năm 2000, nước ta có khoảng 5,3 triệu người khuyết tật, chiếm 6,3% tổng dân số. Trong đó 1,5 triệu người được xếp vào loại khuyết tật nặng. Nguyên nhân khuyết tật trên 1/3 là do bẩm sinh, 1/3 là do bệnh tật, 1/4 là do hậu qủa chiến tranh. Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, có 6,2% dân số từ 5 tuổi trở lên bị khuyết tật. Năm 2019, tiêu chuẩn khuyết tật chặt chẽ hơn, tỷ lệ này là 3,7%, tức là vào khoảng 3,3 triệu người 5 tuổi trở lên bị khuyết tật.
Xem thêm : Đặt tên con gái mệnh Kim 2022 ý nghĩa nhất
Tuổi thọ của người Việt Nam được nâng cao và sức khoẻ của người cao tuổi được cải thiện rõ rệt. Tuổi thọ bình quân của người Việt Nam năm 1989 là 65,2 năm thì năm 2020 là 73,7 năm. Năm 1989, tỷ lệ người cao tuổi tự đánh giá sức khỏe tốt chỉ có 3,7%; năm 2018 tăng lên 25,6%; còn người cao tuổi tự đánh giá sức khỏe yếu đã giảm từ 30,1% xuống 26,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ người cao tuổi có sức khỏe tốt còn thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực, như: Trung Quốc: 39%, Malaysia: 54% và Hàn Quốc: 59%. Mặt khác, tuổi thọ bình quân của nước ta khá cao nhưng trung bình mỗi phụ nữ sống có bệnh tật khoảng 11 năm và nam giới khoảng 8 năm.
Số năm đi học trung bình của người dân Việt Nam không cao. Tỷ lệ lao động được đào tạo thấp. Năm 2019, số năm đi học trung bình là 9,0 năm. Số năm học kỳ vọng là 12,2 năm. Các con số này ở Đức tương ứng là 14,2 và 17 năm; Philippine là 9,4 và 13,1. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp trở lên ở cả nước là 21,3%. Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ này cao nhất cũng mới đạt 31,8%; Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 13,6%. Đây là một yếu tố khiến năng suất lao động chưa cao.
Về sức khỏe tâm thần, năm 2018, tỷ lệ trẻ em và vị thành niên mắc các vấn đề về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam từ 8% – 29%. Sự khác biệt về tỷ lệ tùy theo tỉnh, giới tính và đặc điểm của nhóm dân cư. Năm 2014, khảo sát 10 tỉnh/thành cho thấy 12%, tương đương hơn 3 triệu trẻ em có vấn đề sức khỏe tâm thần còn theo Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, khoảng 14,2% dân số mắc 10 chứng rối loạn tâm thần phổ biến. Đặc biệt, tỷ lệ tự sát năm 2015 là 5,87/100.000 dân; năm 2019 tăng lên 6,3/100.000, chiếm 1% trong số người chết.
Năng suất lao động ở nước ta còn thấp. Năng suất lao động là một chỉ báo quan trọng về chất lượng dân số. Năm 2019, theo sức mua tương đương, thu nhập quốc dân bình quân đầu người của nước ta là 7.910 USD, xếp thứ 128 trong tổng số 192 nước so sánh.
(Còn nữa)
GS.TS Nguyễn Đình Cử
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp