Chất có nhiệt độ sôi cao nhất?

Câu hỏi:

Chất có nhiệt độ sôi cao nhất?

A. CH3OC2H5

B. C3H8.

C. C2H5OH.

D. CH3OH

Đáp án đúng C.

Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là C2H5OH, để dễ dàng so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ ta chỉ cần nhớ các bước sau, đầu tiên là phân loại là chất liên kết ion hay cộng hóa trị, tiếp đó chúng ta sẽ phân loại các chất có liên kết Hidro, rồi so sánh giữa các chất trong cùng 1 nhóm và đi đến kết luận.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là C

Các yếu tố ảnh hướng tới nhiệt độ sôi: Liên kết hidro, khối lượng phân tử và hình dạng phân tử.

+ Liên kết hidro là liên kết được hình thành phân tử mang điện tích (+) và phân tử mang điện tích (-) giữa các phân tử khác nhau. Các chất có lực liên kết hidro càng lớn thì nhiệt độ sôi càng lớn.

+ Khối lượng phân tử: Các chất có phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao.

Ví dụ: Khối lượng phân tử lớn nhiệt độ sôi lớn hơn: CH3COOH > HCOOH

+ Hình dạng phân tử: Phân tử càng phân nhánh thì nhiệt độ sôi càng thấp hơn phân tử mạch không phân nhánh.

– Để dễ dàng so sánh nhiệt độ sôi của các chất hữu cơ ta chỉ cần nhớ 4 bước nhỏ sau đây. Đầu tiên là phân loại là chất liên kết ion hay cộng hóa trị, tiếp đó chúng ta sẽ phân loại các chất có liên kết Hidro, rồi so sánh giữa các chất trong cùng 1 nhóm và đi đến kết luận.

– Nhiệt độ sôi của các chất: ankan < ete < ancol.

– Do đó nhiệt độ sôi của C3H8 < CH3OC2H5 < CH3OH, C2H5OH

– Trong cùng dãy đồng đẳng ancol: phân tử khối càng lớn thì nhiệt độ sôi càng cao nên nhiệt độ sôi của: CH3OH < C2H5OH

Vậy nhiệt độ sôi của: C3H8 < CH3OC2H55 < CH3OH < C2H5OH

Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là C2H5OH.

– Nguyên tắc so sánh nhiệt độ sôi

+ Hai hợp chất có cùng khối lượng hoặc khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có liên kết hiđro bền hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

+ Hai hợp chất cùng kiểu liên kết hiđro, hợp chất nào có khối lượng lớn hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

+ Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì đồng phân cis có nhiệt độ sôi cao hơn đồng phân trans.(Giải thích: Đó là do mô men lưỡng cực.Đồng phân cis mô men lưỡng cực khác 0, đồng phân trans có mô men lưỡng cực bằng 0 hoặc bé thua mô men lưỡng cực của đồng phân cis.

+ Hai hợp chất là đồng phân của nhau thì hợp chất nào có diện tích tiếp xúc phân tử lớn hơn sẽ có nhiệt độ cao hơn hơn.

+ Hai hợp chất có khối lượng bằng nhau hoặc xấp xỉ nhau, hợp chất nào có liên kết ion sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

+ Hai hợp chất hữu cơ đều không có liên kết hiđro, có khối lượng xấp xỉ nhau thì hợp chất nào có tính phân cực hơn sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất trong các chất sau?

Trả lời: Chất có nhiệt độ sôi cao nhất trong các chất sau là amoniơ (NH3).

Câu hỏi 2: Tại sao amoniơ có nhiệt độ sôi cao hơn so với các chất khác?

Trả lời: Amoniơ (NH3) có nhiệt độ sôi cao hơn so với nước (H2O) và hidro phốtphat (PH3) vì amoniơ tạo ra các liên kết hydro được tạo thành bởi sự tương tác giữa nguyên tử hidro với nguyên tử nitơ, tạo thành cấu trúc ba chất liên kết hidro. Điều này làm tăng sự bền vững của phân tử amoniơ và tạo ra nhiệt độ sôi cao hơn so với các chất khác.

Câu hỏi 3: Liên kết hidro là gì và tại sao nó ảnh hưởng đến nhiệt độ sôi của các chất?

Trả lời: Liên kết hidro là một loại tương tác tạo thành khi nguyên tử hidro trong một phân tử tạo ra sự tương tác với nguyên tử electronegative (thường là oxi, nitơ hoặc flo) trong một phân tử khác. Liên kết hidro là mạnh hơn liên kết tương tác Van der Waals thông thường.

Liên kết hidro có thể gây ra sự gắn kết mạnh giữa các phân tử và làm tăng nhiệt độ sôi của các chất. Khi có nhiệt độ sôi cao hơn, các phân tử cần nhiều năng lượng hơn để vượt qua liên kết và chuyển từ dạng lỏng sang hơi. Điều này giải thích tại sao các chất có liên kết hidro thường có nhiệt độ sôi cao hơn so với các chất không có liên kết hidro.

Câu hỏi 4: Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, nhiệt độ sôi của amoniơ là bao nhiêu?

Trả lời: Ở nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn (STP), nhiệt độ sôi của amoniơ (NH3) là khoảng -33,34 độ C (hoặc khoảng 239,81 K).