Học Tập Việt Nam

Quang hợp được chia làm 2 pha: Pha sáng và pha tối. Vậy Sản phẩm pha tối là gì? Hãy cùng Hocvn tìm hiểu câu hỏi này trong bài viết sau nhé!

Câu hỏi: sản phẩm pha tối là gì?

A. C6H12O6.

B. CO2

C. ATP.

D. O2

Đáp án đúng là A. Sản phẩm của pha tối là C6H12O6.

  • Giải thích:

Pha tối là pha sử dụng ATP và NADPH của pha sáng để khử CO2 tạo ra các hợp chất hữu cơ (C6H12O6). Còn CO2, ATP là nguyên liệu của pha tối; O2 là sản phẩm của pha sáng.

A. Đúng vì Pha tối là pha sử dụng ATP và NADPH của pha sáng để khử CO2 tạo ra các hợp chất hữu cơ (C6H12O6).

B. Sai vì CO2 là nguyên liệu của pha tối

C. Sai vì ATP là nguyên liệu của pha tối

D. Sai vì O2 là sản phẩm của pha sáng.

sản phẩm pha tối – Kiến thức liên quan

Quang hợp

Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn. Trong quá trình quang hợp, năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohidrat và giải phóng oxy từ khí cacbonic và nước.

Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

  • 6 CO2 + 12 H2O → C6H12O6 + 6 O2 + 6 H2O

Các sản phẩm của pha sáng

Các sản phẩm của pha sáng là O2, ATP, NADPH

Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.

Các sản phẩm trên có nguồn gốc từ quá trình quang phân li nước . Quang phân li nước là quá trình oxy hóa nước tạo H+ và điện tử đồng thời giải phóng khí oxi

Nguyên liệu cần cho pha tối

Nguyên liệu cần cho pha tối của quang hợp là ATP, NADPH, CO2, pha tối là một phản ứng diễn ra cả ngày và đêm trong các cấu trúc được gọi là lục lạp, pha tối là pha cố định CO2 sử dụng ATP và NADPH của pha sáng.

  • Lí giải:

Pha tối là một phản ứng diễn ra cả ngày và đêm trong các cấu trúc được gọi là lục lạp. Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2 vì nhờ quá trình này. các phân tử CO2 tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.

Hiện nay, người ta đã biết một vài con đường cố định CO2 khác nhau. Tuy nhiên, trong các con đường đó, chu trình C3 là con đường phổ biến nhất. Chu trình C3 còn có một tên gọi khác là chu trình Canvin. Chu trình này gồm nhiều phản ứng hóa học kế tiếp nhau được xúc tác bởi các enzim khác nhau.

Chu trình C3 sử dụng ATP và NADPH đến từ pha sáng để biến đổi CO2 của khí quyển thành cacbohiđrat.

Pha tối diễn ra theo chu trình Canvin, có 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn cố định CO2 : CO2 bị khử để tạo nên sản phẩm đầu tiên của quang hợp là hợp chất 3C axit photphoglixeric (APG)
  • Giai đoạn khử axit photphoglixeric (APG) thành aldehit photphoglixeric (AlPG)
  • Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu là ribulozo – 1,5 – điphotphat (Rib – 1,5 – điP)

Kết thúc giai đoạn khử có phân tử AlPG, là chất khởi đầu để tổng hợp nên C6H12O6 , rồi từ đó tổng hợp nên tinh bột, saccarozo, axit amin, lipit trong quang hợp.

So sánh pha sáng & pha tối của Quang hợp ở cây xanh

  • Giống nhau: Đều là các giai đoạn chính của quá trình quang hợp.
  • Khác nhau:
Đặc điểm so sánh Pha sáng Pha tối

Mối liên hệ giữ pha sáng và pha tối trong quang hợp

  • Pha sáng cung cấp năng lượng ATP và lực khử NADPH cho pha tối.
  • Pha tối cung cấp nguyên liệu đầu vào ADP và NADP+ cho pha sáng

Trên đây là phần giải đáp sản phẩm pha tối là gì, cùng với đó là những kiến thức liên quan đến Quang hợp và cách phân biệt giữa pha sáng và pha tối. Hocvn hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn!