Càng về cuối thai kì, mẹ bầu càng lo lắng và nhạy cảm với các dấu hiệu báo hiệu cơn chuyển dạ sắp đến trong đó có tình trạng chảy sữa non Vậy chảy sữa non có phải sắp sinh không và mẹ bầu cần làm gì khi cơ thể tiết sữa non khi mang thai.
- Lấy lại bằng lái xe bị CSGT giữ ở đâu? Thủ tục thế nào?
- Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập của Menđen? Ý nghĩa
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, tiền thuế kỳ tháng 9/2022 và quý III/2022
- 10 màu tóc nâu đỏ tôn da được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay
- Phần mềm word là gì? Những tính năng cơ bản bạn cần biết
Giải đáp chảy sữa non có phải sắp sinh không?
Ra sữa non khi mang thai là tình trạng bầu vú của mẹ tiết ra loại sữa đặc, dính, màu vàng nhạt, với số lượng rất ít ngay từ trong thai kỳ. Đây là loại sữa rất giàu dưỡng chất và có lợi ích tuyệt vời đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Chảy sữa non khi mang thai là hiện tượng sinh lí bình thường tuy nhiên đối với những mẹ bầu mang thai và sinh con lần đầu thì đây là tình trạng khiến nhiều mẹ khá lo lắng.
Bạn đang xem: Chảy sữa non có phải sắp sinh không?
Chảy sữa non khi mang thai có phải sắp sinh không là thắc mắc chung của rất nhiều mẹ. Thực tế, tình trạng này không phải là dấu hiệu sắp sinh. Khi mẹ mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone trong cơ thể khá cao nên đã kiểm soát lượng sữa mẹ sản sinh. Tuy nhiên, khi vào 3 tháng cuối thai kỳ, nồng độ prolactin ở cơ thể mẹ sẽ vượt xa mức estrogen và progesterone, khiến tình trạng tiết sữa non xảy ra.
Sữa non có thể xuất hiện vào tháng thứ 7, tháng thứ 8 hoặc tháng thứ 9 của thai kỳ tùy vào cơ địa và sức khỏe của từng mẹ. Do vậy, ra sữa non chưa phải là dấu hiệu sắp sinh mà đây chỉ là tín hiệu cho thấy cơ thể đang chuẩn bị cho giai đoạn em bé chào đời trong thời gian tới.
Chảy sữa non chưa phải là dấu hiệu sắp sinh
Những dấu hiệu sắp sinh mẹ nên chú ý
Bước vào những tuần cuối của thai kỳ, để chuẩn bị cho quá trình vượt cạn được tốt nhất mẹ bầu cần tìm hiểu những dấu hiệu sắp sinh điển hình để có thể thuận lợi vượt cạn. Những dấu hiệu mẹ nên chú ý bao gồm:
- Bụng tụt thấp: Ở những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ dần dịch chuyển xuống khu vực xương chậu của mẹ để sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ khiến mẹ cảm thấy bụng tụt thấp dần.
- Xuất hiện cơn gò tử cung: Mẹ bầu sẽ thấy bụng gò cứng lên, đau nhiều hơn và không giảm dù đã thay đổi tư thế. Tần suất các cơn gò thật sự diễn ra liên tục và đều đặn hơn, khoảng 5 – 10 phút sẽ xuất hiện một cơn gò kéo dài từ 30 – 60 giây, sau đó tăng dần 2-3 phút có 1 cơn.
- Vỡ ối: Đây là dấu hiệu sắp sinh rõ ràng cho thấy phụ nữ mang thai bắt đầu chuyển dạ, sắp sinh em bé. Thai nhi phát triển trong 1 túi chất lỏng bảo vệ gọi là túi ối, khi túi ối vỡ nghĩa là em bé đã chuẩn bị chào đời.
- Bong nút nhầy: Khi sắp sinh mẹ bầu có thể thấy âm đạo tiết ra chất nhầy hồng hoặc hơi đỏ, đây chính là hiện tượng mất nút nhầy cổ tử cung nhằm “dọn đường” cho trẻ chào đời.
- Chuột rút, đau lưng: Khi sắp sinh, mẹ sẽ cảm thấy những cơn chuột rút xuất hiện thường xuyên hơn. Đồng thời, tình trạng đau mỏi hai bên háng hoặc vùng lưng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt nếu là lần đầu tiên mang thai, các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh nhận biết sẽ rõ ràng hơn.
Mẹ bầu những tuần cuối cần chú ý đến những dấu hiệu chuyển dạ nhé
Chăm sóc mẹ bầu tháng cuối giúp chuyển dạ tốt nhất
Xem thêm : Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì?
Đây là những tuần thai cuối cùng và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Em bé đang tăng trưởng rất nhanh cả về cân nặng, chiều dài và hoàn thiện các cơ quan trên cơ thể. Trong giai đoạn này mẹ nên chú ý chăm sóc bản thân về mọi mặt như:
- Trong giai đoạn mang thai tháng cuối, mẹ bầu cần duy trì chế độ ăn cân bằng, dinh dưỡng với các thực phẩm giàu sắt, canxi, DHA, axit folic, chất xơ, đạm…..
- Chia nhỏ bữa ăn để mẹ dễ dàng hấp thu, không gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa.
- Sử dụng các viên uống vi chất như sắt, canxi, DHA đều đặn với liều lượng thích hợp. Bà bầu uống 2 viên canxi mỗi ngày nếu cơ thể đang bị thiếu nhiều canxi nhé.
- Vận động nhẹ nhàng với các bài tập thể dục như yoga, đi bộ hoặc bài tập kegel để làm săn chắc cơ sàn chậu
- Tư thế nằm ngủ khi mang thai tháng cuối tốt nhất là nằm nghiêng bên trái, mẹ có thể kê một chiếc gối giữa 2 chân để hỗ trợ
- Mang giày để thấp, thoải mái để tránh té ngã và giảm đau lưng.
- Dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy cố gắng chợp mắt hoặc ngồi xuống và thư giãn trong vài phút.
Bộ tứ vi chất cho mẹ bầu và sau sinh – nhập khẩu từ Châu Âu
Chảy sữa non có phải sắp sinh không đã được giải đáp trong bài viết trên. Mong rằng các mẹ được giải tỏa những lo lắng và thắc mắc trong quá trình mang thai để chuẩn bị cho việc đón em bé chào đời thật tốt. Bổ sung các dưỡng chất quan trọng như sắt, DHA, canxi cho bà bầu dạng viên kết hợp sinh hoạt lành mạnh hợp lí vẫn là việc làm ưu tiên hàng đầu để có thai kỳ khỏe mạnh nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp