1. Nhịn ăn gián đoạn 16/8 là gì?
Nhịn ăn gián đoạn 16/8 (nhịn ăn không liên tục 16/8) là biện pháp giảm cân bằng cách hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm và đồ uống có chứa calo trong 8 giờ/ngày và kiêng ăn trong 16 giờ còn lại. Chu kỳ nhịn ăn gián đoạn có thể thay đổi từ 1 – 2 lần/tuần đến mỗi ngày tùy theo sở thích cá nhân.
Nhịn ăn gián đoạn 16/8 ngày càng được sử dụng phổ biến, đặc biệt là trên các đối tượng muốn giảm cân và đốt cháy chất béo. Ưu điểm của chế độ ăn là nó ít giới hạn các loại thực phẩm và linh động về thời gian hơn các chế độ ăn kiêng khác, có thể dễ dàng phù hợp với bất kỳ lối sống nào.
Bạn đang xem: TRẠM Y TẾ PHƯỜNG 2
Ngoài tác dụng tăng cường giảm cân, nhịn ăn gián đoạn 16/8 còn giúp kiểm soát lượng đường trong máu, tăng cường chức năng não bộ và tăng tuổi thọ. Từ đó giúp cải thiện các tình trạng bệnh tật và cải thiện sức khỏe tổng quát, đặc biệt là trên đối tượng người cao tuổi.
2. Nhịn ăn gián đoạn 16/8 được thực hiện như thế nào?
Nhịn ăn gián đoạn 16/8 là chế độ ăn kiêng dễ thực hiện và an toàn. Đầu tiên, bạn cần xác định khung thời gian 8 giờ ăn uống và 16 giờ kiêng ăn. Bạn có thể thử nghiệm trên nhiều khung giờ khác nhau để lựa chọn khung thời gian phù hợp nhất với lịch trình công việc và nghỉ ngơi của bản thân.
Nếu bạn chọn khung 8 giờ ăn uống từ trưa đến 8 giờ tối thì 16 giờ còn lại nhịn ăn qua đêm và bỏ bữa sáng. Nhiều người khác chọn ăn từ khung 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, điều này sẽ tạo điều kiện được thưởng thức bữa ăn sáng lành mạnh, bữa trưa và bữa tối sớm hoặc bữa ăn nhẹ vào khoảng 4 giờ chiều.
Để tối ưu hóa lợi ích sức khỏe, bạn cần chọn ăn các loại thực phẩm và đồ uống bổ dưỡng trong suốt khoảng thời gian ăn uống. Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ làm tăng sức chịu đựng với 16 giờ nhịn ăn và tăng cường các lợi ích sức khỏe khác.
Trong 8 giờ ăn uống, bạn nên cân bằng bữa ăn bằng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe sau:
· Trái cây: Táo, chuối, quả mọng, cam, đào, lê, v.v.
· Rau: Bông cải xanh, súp lơ, dưa chuột, rau xanh, cà chua, v.v.
Xem thêm : Bôi vitamin E lên mặt có bắt nắng không?
· Ngũ cốc nguyên hạt: Diêm mạch, gạo, yến mạch, lúa mạch, kiều mạch, v.v.
· Chất béo lành mạnh: Dầu ô liu, bơ và dầu dừa
· Nguồn protein: Thịt, thịt gia cầm, cá, các loại đậu, trứng, quả hạch, hạt, v.v.
Uống đồ uống không chứa calo như nước, trà, cà phê không đường, ngay cả khi nhịn ăn, có thể giúp kiểm soát cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, nếu lạm dụng nó với đồ ăn vặt có thể làm giảm lợi ích mà chế độ nhịn ăn gián đoạn 16/8 mang lại. Cuối cùng là gây hại nhiều hơn là mang lại lợi ích sức khỏe.
3. Nhịn ăn gián đoạn 16/8 có tác dụng gì?
Nhịn ăn gián đoạn 16/8 là chế độ ăn kiêng thường được sử dụng vì dễ thực hiện, linh hoạt và duy trì bền vững trong thời gian dài. Nó còn giúp cắt giảm thời gian, tiền bạc dành cho việc nấu ăn và chuẩn bị thức ăn mỗi tuần.
Về sức khỏe, nhịn ăn gián đoạn 16/8 có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như:
· Tăng cường giảm cân: Nhịn ăn gián đoạn không chỉ giúp giảm lượng calo cung cấp cho cơ thể mà còn giúp tăng cường trao đổi chất, từ đó giúp giảm cân nhanh chóng.
· Kiểm soát lượng đường trong máu: Nhịn ăn gián đoạn có tác dụng làm giảm mức insulin lên đến 31% và hạ đường huyết xuống hơn 3 – 6%, có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
· Tăng tuổi thọ: Mặc dù các nghiên cứu trên đối tượng là con người còn hạn chế, nhưng các nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng việc nhịn ăn không liên tục có thể kéo dài tuổi thọ.
4. Nhịn ăn gián đoạn 16/8 có những hạn chế gì?
Chế độ nhịn ăn gián đoạn 16/8 đã hạn chế thời gian ăn chỉ còn 8 giờ/ngày. Điều này có thể khiến tăng cường ăn uống để bù đắp lượng thức ăn không được ăn trong thời gian 16 giờ nhịn ăn. Từ đó, nó có thể dẫn đến tăng cân, các vấn đề về tiêu hóa và phát triển các thói quen ăn uống không lành mạnh.
Nhịn ăn gián đoạn 16/8 cũng có thể gây ra tác dụng phụ tiêu cực trong thời gian đầu thực hiện. Đó có thể là cảm giác đói, yếu sức, mệt mỏi. Những triệu chứng này thường mất đi khi cơ thể hình thành thói quen.
Nhịn ăn gián đoạn có thể ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe của nam và nữ. Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng nó có thể gây tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản ở nữ. Tuy nhiên, hiện vẫn cần có nhiều nghiên cứu trên người để đánh giá ảnh hưởng của nhịn ăn gián đoạn đối với sức khỏe sinh sản.
Để giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực, bạn cần bắt đầu chậm rồi dần làm quen để duy trì thói quen, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng tiêu cực nào thì cần dừng lại. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có bất kỳ mối quan tâm cần giải đáp.
5. Đối tượng không nên áp dụng chế độ nhịn ăn gián đoạn 16/8
Nhịn ăn gián đoạn 16/8 là một cách cải thiện sức khỏe bền vững, an toàn và dễ thực hiện khi kết hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Tuy nhiên, nó không thể thay thế cho chế độ ăn uống cân bằng hàng ngày.
Mặc dù nhịn ăn gián đoạn 16/8 thường an toàn với hầu hết những người khỏe mạnh, nhưng bạn vẫn cần được tư vấn sức khỏe trước khi bắt đầu thử nghiệm. Đặc biệt là trên các đối tượng đang sử dụng thuốc, mắc bệnh tiểu đường, huyết áp thấp hoặc có tiền sử ăn uống không điều độ.
Nhịn ăn gián đoạn cũng không được khuyến cáo cho đối tượng là phụ nữ có ý định mang thai, người đang mang thai và cho con bú. Nếu có xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ nào hoặc mối quan tâm sức khỏe nào thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp