Chế độ thai sản đối với lao động nữ sẩy thai mới nhất năm 2023
Em mới vào làm tại Công ty được 1 tháng thì bị sảy thai. Vây em có được lãnh tiền thai sản khi sảy thai không? Vì mới đóng bảo hiểm xã hội được tháng 5 lương đóng là 4.700.000 ạ. Thai của em mới được 11 tuần ạ. Vậy cho em hỏi tiền thai sản em được nhận là bao nhiêu ạ. Hồ sơ em cần đưa cho công ty là những gì ạ
Bạn đang xem: Chế độ thai sản đối với lao động nữ sẩy thai mới nhất năm 2023
- Thời hạn doanh nghiệp giải quyết chế độ thai sản cho người lao động?
- Thời gian nghỉ thai sản có được đóng bảo hiểm xã hội không?
- Điều kiện và thời hạn nộp hồ sơ để hưởng chế độ thai sản
Thứ nhất, mức trợ cấp mà bạn được hưởng:
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định về thời gian hưởng chế độ khi bị xảy thai như sa
“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Xem thêm : Cách tính tiền lương tăng ca năm 2023
Theo quy định trên khi người lao động nữ bị sẩy thai thì được nghỉ 20 ngày nếu thai từ 05 đến dưới 13 tuần tuổi. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn bị sẩy thai ở tuần tuổi thứ 11, vậy bạn được nghỉ 20 ngày và tính cả ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ hàng tuần.
Tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có quy định:
“Điều 12. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Mức hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 39 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:
b) Đối với trường hợp người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật bảo hiểm xã hội ngay trong tháng đầu thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội thì mức hưởng chế độ thai sản được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của chính tháng đó.”
Theo quy định trên, nếu ngay trong tháng đầu tiên đóng BHXH thì mức hưởng được tính trên tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tháng đó. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bạn được nghỉ hưởng chế độ 20 ngày và mới đi làm được 1 tháng với mức lương đóng BHXH là: 4.700.000 đồng. Vậy mức hưởng của bạn sẽ được tính như sau:
Mức hưởng chế độ= (Mức lương đóng BHXH / 30 ngày) x số ngày được hưởng= ( 4.700.000 / 30 ) x 20 = 3.133.333 (đồng)
Thứ hai, hồ sơ bạn nộp cho công ty:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Xem thêm : Top 10 Thương hiệu bút bi nổi tiếng nhất trên toàn thế giới hiện nay
“Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản:
2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.”
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ hưởng chế độ sảy thai sản bạn bao gồm những giấy tờ sau:
– Nếu bạn nằm viện: cần Giấy ra viện;
– Nếu bạn không nằm viện: cần Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH;
Sau đó công ty sẽ làm thêm mẫu 01B-HSB trên phần mềm BHXH để giải quyết chế độ thai sản cho bạn.
Nếu còn vấn đề gì vướng mắc , bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp