Pháp luật quy định như thế nào về bảo hộ chỉ dẫn địa lý?

Việt Nam có hàng nghìn sản phẩm tiêu biểu cho mọi miền đất nước. Mỗi sản phẩm đặc trưng vùng miền đều mang sứ mệnh đại sứ của văn hóa Việt Nam đến người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Đây là những giá trị rất riêng cần được phát huy và sử dụng trong quá trình hội nhập. Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý giúp bảo tồn đa dạng sinh học, truyền thống, văn hóa, ngoài ra còn nâng cao khả năng cạnh tranh thương mại; giúp khai thác tiềm năng các nguồn lực tại chỗ và đẩy mạnh đấu tranh chống lạm dụng và gian lận thương mại, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Vậy việc bảo hộ được pháp luật quy định như thế nào? NPLaw xin giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết sau “Pháp luật quy định như thế nào về bảo hộ chỉ dẫn địa lý?”

1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là gì?

Căn cứ vào khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 quy định về chỉ dẫn địa lý như sau: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.

chi dan dia ly duoc bao ho vo thoi han

Như vậy bảo hộ chỉ dẫn địa lý tức bảo hộ những thông tin về nguồn gốc của hàng hóa như là các từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hình ảnh để chỉ một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương nơi mà hàng hóa đó được sản xuất ra. Chất lượng, uy tín, danh tiếng của hàng hóa là do nguồn gốc địa lý tạo nên.

2. Hướng dẫn đăng ký chỉ dẫn địa lý

Căn cứ vào Điều 88 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước. Cho nên, các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được nhà nước cho phép mới có quyền đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tổ chức, cá nhân này không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

Để đơn đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, tổ chức, cá nhân phải nộp tối thiểu các tài liệu sau đây:

– Tờ khai đăng ký chỉ dẫn địa lý;

– Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm;

– Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý;

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Ngoài các tài liệu trên, thì trong một vài trường hợp tổ chức, cá nhân cần bổ sung các tài liệu khác như sau:

– Tài liệu chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ ở nước xuất xứ và Bản dịch tiếng Việt; (đối với đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài);

– Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục (nếu nộp đơn thông qua đại diện).

3. Quy trình bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Để thực hiện đăng kí bảo hộ chỉ dẫn địa lý, quy trình được thực hiện qua các bước như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận đơn: việc nộp đơn có thể thông qua hai hình thức như nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện gửi tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội. Ngoài trụ sở chính tại Hà Nội, Cục sở hữu trí tuệ còn có 02 văn phòng đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
  • Bước 2: Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không. Thời gian thẩm định là 01 tháng kể từ ngày nhận đơn.
  • Bước 3: Ra thông báo chấp nhận/từ chối chấp nhận đơn:
    • Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp nhận đơn;
    • Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
  • Bước 4: Công bố đơn: Đơn được coi là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Bước 5: Thẩm định nội dung đơn:Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nôi dung là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
    • Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
    • Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

bao ho chi dan dia ly muoi bac lieu min

4. Lệ phí đăng ký chỉ dẫn địa lý

Khi thực hiện việc đăng ký bảo hộ vấn đề được khách hàng quan tâm nhiều chính là phi phí cho việc thực hiện việc đăng kí là như thế nào. Căn cứ vào Thông tư số 263/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp thì chi phí để đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý bao gồm những cái cơ bản như sau:

  • Phí nộp đơn: 150 ngàn đồng
  • Phí tra cứu thông tin: 180 ngàn đồng
  • Phí đăng bạ thông tin: 120 ngàn đồng
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120 ngàn đồng
  • Phí công bố: 120 ngàn đồng
  • Phí thẩm định: 1 triều 200 ngàn đồng
  • Phí cấp văn bằng bảo hộ: 120 ngàn đồng
  • Và một số chi phí khác tùy thuộc vào chỉ dẫn địa lý quý khách đăng ký hoặc thông tin chỉnh sửa khác.

5. Điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Để bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì cần đáp ứng các điều kiện gì? NPLaw xin gửi đến quý khách hàng những thông tin bổ ích sau đây: Căn cứ theo Điều 79 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì điều kiện bảo hộ quy định như sau:

  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
  • Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.

Như vậy, để có thể được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý, thì cần phải tồn tại một địa danh và tại địa danh này một loại sản phẩm nào đó được sản xuất ra mà danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của sản phẩm được quyết định bởi những điều kiện địa lý của địa danh đó.Tuy nhiên có phải tất cả các sản phẩm gắn với địa danh đều được bảo hộ chỉ dẫn địa lý không? Mặc dù đáp các được điều kiện theo Điều 79 những không phải tất cả các chỉ dẫn đều có thể được bảo hộ, nếu những chỉ dẫn thuộc các đối tượng được quy định tại Điều 80 Luật sở hữu trí tuệ 2005 và khoản 4 Điều 2 Luật kinh doanh bảo hiển, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 thì không được bảo hộ. Đó là những đối tượng sau đây:

  • Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
  • Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa;
  • Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

6. Ví dụ các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam

Sau đây NPLaw xin gửi đến quý khách hàng một vài chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam như:

ban ve dieu kien bao ho doi voi chi dan dia ly theo quy dinh cua phap luat hien hanh min

Nước mắm Phú Quốc, Quả thanh long Bình thuận, nước mắm Phan Thiết, vải thiều Lục Ngạn, nón lá Huế, cua Cà Mau, ốc hương Khánh Hòa, tôm hùm bông Phú Yên, tỏi Lý Sơn, sầu riêng Cái Mơn, muối ăn Bà Rịa, nhãn xuồng cơm vàng Bà Rịa – Vũng Tàu,cà phê Sơn La,…

7. Các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vĩnh viễn / vô thời hạn khi nào

Căn cứ theo khoản 7 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp”.

thoi han bao ho shtt min

Tuy nhiên, không phải quy định vô thời hạn đồng nghĩa với việc được bảo hộ vĩnh viễn. Trong trường hợp chỉ dẫn địa lý không còn đáp ứng điều kiện bảo hộ, các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó thì văn bằng bảo hộ sẽ bị chấm dứt hiệu lực.

8. Người sở hữu cần làm gì khi phát hiện xâm phạm bảo hộ chỉ dẫn địa lý

Khi chủ sở hữu phát hiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý của mình bị cá nhân, tổ chức khác xâm phạm thì có thể lựa chọn các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền và lợi ích của mình:

  • Chủ sở hữu có thể sử dụng các biện pháp tự vệ bằng cách như gửi cảnh báo về vi phạm, thương lượng để yêu cầu bên vi phạm ngừng vi phạm và bồi thường thiệt hại.
  • Hơn nữa, chủ sở hữu cũng có thể yêu cầu cơ quan áp dụng các biện pháp liên quan đến xử lý vi phạm hành chính, hiện nay các cơ quan nhà nước áp dụng quy định tại Nghị định số 99/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Mức phạt tối đa đối với tổ chức vi phạm là 500 triệu đồng và cá nhân là 250 triệu đồng. Vi phạm bị áp dụng hình thức phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và đình chỉ kinh doanh hàng hóa và dịch vụ vi phạm từ 01-03 tháng.
  • Chủ sở hữu quyền cũng có thể xem xét việc khởi kiện dân sự và khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại.​​​​​​​

Trên đây là những thông tin cơ bản về bảo hộ chỉ dẫn địa lý mà NPLaw gửi đến quý khách hàng. Nếu quý khách đang cần thực hiện quyền bảo hộ về Sở hữu trí tuệ muốn được thực hiện nhanh chóng, tiết kiệm thời gian đi lại thì hãy đến với NPLaw – nơi có đội ngũ chuyên viên tận tâm, chuyên nghiệp, các Luật sư nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Ngoài ra NPLaw còn cung cấp dịch vụ ở nhiều lĩnh vực khác như làm giấy phép, đất đai, tranh tụng dân sự, hình sự,…NPLaw rất vui khi được hỗ trợ quý khách hàng.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw

Trụ sở chính: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Hà Nội: Tầng 10, Tòa nhà Ford Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Chi nhánh Nha Trang: Số 3M, tầng trệt chung cư CT2, khu đô thị VCN Phước Hải, đường Tố Hữu, phường Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hòa.

Hotline: 0913449968

Email: legal@nplaw.vn