Chi phí cố định trong doanh nghiệp

Chi phí cố định là khái niệm không còn xa lạ trong mỗi doanh nghiệp. Việc nhận diện đúng về chi phí cố định giúp nhà quản lý đưa ra được những quyết định quan trọng trong kinh doanh. Vậy chi phí cố định là gì? Hãy cùng TACA tìm hiểu lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.

Chi phí cố định là gì?

Chi phí cố định (Fixed cost – FC) còn gọi là phí. Đây chính là khoản phí doanh nghiệp cần phải thanh toán định kỳ, nó sẽ không thay đổi theo từng đợt mà sẽ gần như giữ nguyên giá trị ở trong một khoảng thời gian xác định.

Đồng thời, chi phí cố định là một loại chi phí mà không bị thay đổi phụ thuộc vào các chi phí là doanh thu (bảo hiểm, thuê nhà, thuê tài sản, lãi vay) hoặc quy mô của hoạt động sản xuất.

Ví dụ:

Tiền phí bảo hiểm, tiền thuê mặt bằng, tiền lãi từ ngân hàng,… Số tiền mà doanh nghiệp phải đóng nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp.

Dưới đây là đồ thị tổng định phí và định phí đơn vị:

Đồ thị tổng định phí và định phí đơn vị

Định phí được biểu hiện bằng phương trình y = a, với a là một hằng số.

Đặc trưng của chi phí cố định là gì?

Để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc phân bổ chi phí cố định một cách tối ưu, nhà quản lý cần nắm vững những đặc trưng của loại chi phí này như:

  • Chi phí cố định sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất cứ mức độ hoạt động nào. Hiểu đơn giản hơn, khoản chi phí cố định sẽ được giữ nguyên dù các hoạt động của doanh nghiệp ngày càng phát triển hoặc đang đối mặt với nhiều vấn đề bất lợi.
  • Ban đầu, khi doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp sẽ phải chi một khoản tiền để đầu tư vào máy móc, thiết bị. Như vậy, khoản chi phí này sẽ được chia ra trong một khoảng thời gian nhất định để doanh nghiệp vận hành sản xuất và thu lại lợi nhuận bù lại khoản chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra.

Chi phí cố định cấp bậc là loại chi phí được tính toán lại vì mức độ hoạt động tối đa có sự thay đổi. Hiểu một cách đơn giản hơn, đó là là chi phí cố định có thể sẽ bị thay đổi vì một yếu tố nào đó xuất phát từ nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Đây chính là trường hợp đặc biệt của chi phí cố định trong suốt quá trình hoạt động.

  • Nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến chi phí cấp bậc: Ví dụ như khi doanh nghiệp phải chi trả tiền điện, nước hoặc tiền lương tăng lên thì chi phí cố định cũng tăng lên.
  • Nguyên nhân chủ quan làm ảnh hưởng đến chi phí cấp bậc: Ví dụ như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có sự thay đổi về quy mô. Điều này có nghĩa là khi doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có sự đáp ứng về nhu cầu phát sinh (mua thêm máy móc, thiết bị), điều này khiến cho chi phí cố định tăng lên để thích ứng.

Chi phí cố định không đổi không có nghĩa là chúng sẽ không thay đổi trong tương lai, nhưng chúng có xu hướng được cố định trong ngắn hạn. Điều này có thể được giải thích bằng một ví dụ, Nếu công ty của bạn đang điều hành doanh nghiệp trong một tòa nhà thuê, vì vậy cho dù bạn sản xuất hàng tấn sản phẩm, hoặc bạn không sản xuất gì, bạn phải trả tiền thuê tòa nhà, vì vậy đây là chi phí cố định là không đổi trong một khoảng thời gian cho đến khi tiền thuê tòa nhà tăng hoặc giảm.

Tổng chi phí cố định sẽ giống nhau nhưng thay đổi trên mỗi đơn vị. Để giải thích điều này, Taca cung cấp cho bạn đọc ví dụ sau:

Công ty A có tổng chi phí cố định là R. 10000

Trong đó tổng sản lượng sản xuất trong quý đầu tiên, thứ hai và thứ ba lần lượt là 4000, 5000 và 3000 đơn vị.

Từ thông tin tài chính trên, nhà quản lí có thể nhận thấy tổng chi phí cố định không thay đổi trong tất cả ba phần tư quý, nhưng chi phí cố định đơn vị trong các quý có sự thay đổi như sau:

+ Quý đầu tiên là R. 10000/4000 đơn vị, tức là R. 2.5

+ Quý thứ hai, nó là R. 10000/5000 đơn vị, tức là R. 2

+ Quý thứ ba, nó là R. 10000/3000 đơn vị, tức là R. 3,33.

Phân loại chi phí cố định

Chi phí cố định có nhiều cách phân loại khác nhau tùy thuộc vào việc dựa vào đặc điểm phân tích, tuy nhiên có thể phân loại chi phí cố đình theo 2 dạng chính phổ biến sau:

Phân loại chi phí cố định

Chi phí cố định được phân loại dựa trên yếu tố quản lý

Dựa trên yếu tố quản lý các bạn có thể phân loại chi phí cố định thành những dạng sau:

  • Chi phí cố định bắt buộc: Bao gồm toàn bộ khoản tiền có liên quan đến trang thiết bị và chi phí cho hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Đây là khoản phí cố định và doanh nghiệp không thể trì hoãn cho việc chi trả. Ví dụ như tiền nhà xưởng, tiền máy móc, tiền lương của nhân viên,…
  • Chi phí cố định không bắt buộc: Bao gồm các khoản tiền mà doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Khoản chi phí này phụ thuộc vào sự quyết định của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định. Tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau mà doanh nghiệp sẽ cần trả khoản phí khác. Ví dụ như tiền quảng bá sản phẩm, tiền xây dựng thương hiệu,…

Chi phí cố định cũng có thể được phân loại dựa trên yếu tố phân bổ

  • Chi phí cố định định kỳ: Khoản tiền cố định này đã được doanh nghiệp tính toán từ trước và được nộp giống nhau trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ chi phí cố định định kỳ như tiền điện, tiền nước, tiền mặt bằng, nhà xưởng,…
  • Chi phí cố định có thể phân bổ: Đây là khoản chi phí không có sự cố định qua các thời điểm. Khoản chi phí này có thể thay đổi dựa trên quy ước trong thời gian dài áp dụng. Ví dụ chi phí cố định có thể phân bổ như tiền sắm máy móc mới, tiền nâng cấp hệ thống quản trị,…

Ví dụ

Một kĩ thuật viên của công ty có thể thực hiện công việc kiểm tra chất lượng sản phẩm tối đa 1.000 sản phẩm một tháng. Nếu công ty sản xuất 1.500 sản phẩm một tháng thì buộc công ty phải thuê thêm một kĩ thuật viên nữa. Nếu công ty sản xuất hơn 2.000 sản phẩm trong một tháng thì công ty phải thuê thêm một kĩ thuật viên thứ ba. Trong quá trình lập ra dự toán, nhà quản lí doanh nghiệp nên phân biệt rõ các loại chi phí này để theo dõi và quản lí một cách có hiệu quả.

Ý nghĩa của chi phí cố định là gì?

Chi phí cố định là khoản chi phí mà doanh nghiệp bắt buộc phải bỏ ra, họ hoàn toàn không thể thực hiện các biện pháp để tránh chi trả. Khoản chi phí cố định này có sự tác động mạnh mẽ đến đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể thấy, chi phí cố định có xuất phát từ những khoản như: tiền lương, tiền thuê nhân lực, tiền mua máy móc, thiết bị,… Như vậy, khi chi phí cố định thay đổi thì các khoản được chia ra nêu trên cũng bị thay đổi. Điều này tạo nên áp lực về doanh số cho hoạt động của doanh nghiệp.

  • Trong trường hợp số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra để chi trả cho chi phí cố định cao nhưng sản lượng tạo ra thấp. Điều này buộc doanh nghiệp phải thực hiện tăng giá hoặc giữ nguyên giá, giảm tiền lời. Điều này gây ra bất lợi cho doanh nghiệp và đến khi chi phí cố định quá cao, vượt hẳn tỷ suất lợi nhuận thì doanh nghiệp có thể lỗ mất hết tiền.
  • Doanh số và sản lượng là hai yếu tố cực kỳ quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng luôn nghiên cứu. Họ thường muốn đưa ra kế hoạch sản xuất và kinh doanh với sản lượng cao mang lại doanh số cao. Để đạt được điều này thì các ban quản trị phải xem xét và đưa ra kế hoạch thích hợp.

Giải pháp tối ưu chi phí cố định trong doanh nghiệp

Để nhà quản lý đưa ra các đề xuất hợp lý và giúp tối ưu hóa chi phí cố định thì nhà quản lý cần tập trung vào công tác phân tích và đưa ra một cơ cấu chi phí và nguồn vốn huy động tối ưu cho từng đơn vị trong toàn doanh nghiệp trong từng thời kỳ.

  • Doanh nghiệp cần lên sẵn kế hoạch và phân chia cụ thể định phí thành những khoản riêng biệt để phục vụ cho mục đích tương ứng.
  • Kiểm soát về việc sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích
  • Thu nhập thông tin về chi phi cố định thực tế và lập định mức chi phí cố định, thường xuyên so sánh chi phí cố định thực tế với chi phí cố định định mức, làm rõ những nguyên nhân gây ra chênh lệch so với định mức để có hưởng giải quyết kịp thời.
  • Phân tích biến động giá cả trên thị trường định kỳ
  • Để cắt giảm chi phi cố định được hiệu quả, doanh nghiệp cần phân tích quy trình tạo nên giá trị gia tăng để nắm được mức độ hiệu quả của mỗi chi phí mang lại.
  • Lập dự toán chi phí cố định ngắn hạn
  • Đề ra những biện pháp cụ thể tiết kiệm chi phí cố định

>> Xem thêm:

21 giải pháp tối ưu hóa chi phí trong doanh nghiệp

Đánh giá doanh nghiệp hiệu quả

Doanh nghiệp cần làm gì để tăng doanh thu và lợi nhuận?

Chiến lược tài chính của doanh nghiệp toàn diện

Giải pháp cắt giảm chi phí trong mỗi doanh nghiệp

Kết luận

Như vậy, TACA đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin chi tiết và hữu ích về chi phí cố định trong doanh nghiệp, từ đó đề xuất các giải pháp tối ưu chi phí cố định trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ là nên tảng giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vầ chi phí cố định cũng như giúp bạn đọc đưa ra giải pháp đúng đắng hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng chi phí cố định một cách tối đa. Tuy nhiên, để được tư vấn sâu hơn và giúp doanh nghiệp có giải pháp bền vững, chuyên sâu theo ngành, thiết thực hơn trong việc quyết định và thực hiện quản lí hiệu quả chi phí cố định bất chấp sự biến động khôn lường của thị trường, hãy liên hệ để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp từ chúng tôi theo số Hotline CSKH: 0982 518 586.

Hãy theo dõi TACA để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa nhé!

Tham khảo dịch vụ tư vấn quản lý Taca:

Taca Business Consulting,

Trụ sở chính: Tầng 2 toà A Chelsea Residences, số 48 Trần Kim Xuyến, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội