Theo Surrogate, trước năm 2015 Thái Lan từng là trung tâm của ngành “đẻ thuê”, là nơi mà các cặp vợ chồng vô sinh trên mọi quốc gia tìm đến để thuê dịch vụ mang thai hộ với chi phí khá rẻ. Khi đó chi phí mang thai hộ ở Thái Lan khoảng từ 50.000 USD, trong khi đó tại Mỹ dịch vụ này thấp nhất cũng có giá 150.000 USD.
- Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay
- Con của Lừa và Ngựa gọi là La, vậy con của La gọi là gì?Câu trả lời đơn giản nhưng nhiều người không biết
- Làm hộ chiếu có cần sổ hộ khẩu không?
- Tính chu vi hình chữ nhật lớp 3 – Lý thuyết và bài tập kèm đáp án
- Cúng rằm tháng 7 năm 2022 vào ngày, giờ nào tốt nhất? Chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 đầy đủ nhất
Tuy nhiên, sau nhiều vụ bê bối từ hình thức mang thai hộ, ngày 30.7.2015, Chính phủ Thái Lan chính thức thông qua luật cấm phụ nữ nước này mang thai hộ người nước ngoài.
Bạn đang xem: Đẻ thuê và những vụ bê bối, biến tướng
Theo đó, người được sử dụng hình thức mang thai hộ phải là các cặp đôi dị tính đã kết hôn và ít nhất một trong hai người phải có quốc tịch Thái Lan. Cặp đôi phải kết hôn ít nhất 3 năm.
Người mang thai hộ phải là anh chị em ruột của một trong hai vợ chồng. Người mang thai hộ cũng phải là người đã có gia đình, được sự đồng ý của chồng và đã sinh con trước đó. Một người phụ nữ không có quan hệ ruột thịt với chồng hoặc vợ chỉ được phép mang thai hộ nếu cặp vợ chồng không có người ruột thịt có khả năng làm việc đó.
Một trong vụ bê bối nổi tiếng khiến Chính phủ Thái Lan đóng cửa các trung tâm “đẻ thuê” phải nhắc đến vụ “Baby Gammy”.
Xem thêm : Sinh tuổi Thân bao nhiêu tuổi, hợp màu nào để đi lên như “diều gặp gió”?
Theo Surrogate, khi ấy, một cặp vợ chồng người Úc có tên David và Wendy Farnell đã đến Thái Lan để tìm người “đẻ thuê”. Họ nhanh chóng tìm được người mang thai hộ là một cô gái tên Pattharamon Janbua mang thai hộ với giá khoảng 15.000 USD. Rất may mắn khi cô gái thành công mang thai đôi, một trai một gái.
Nhưng sau đó Pattharamon đã cầu cứu giới truyền thông và cáo buộc cặp vợ chồng người Úc chỉ nhận em bé gái và đã bỏ rơi em bé trai mắc hội chứng Down.
Sau khi vụ việc bị phanh phui, rất nhiều tranh cãi và đe dọa kiện tụng đã xảy ra, cuối cùng cặp vợ chồng người Úc đã đồng ý nhận em bé trai về. Tuy nhiên, do rắc rối về pháp lí và thủ tục nên đến khi em bé trai được 7 tháng tuổi và được đặt tên là Gammy nhưng vẫn chưa thể về với cặp vợ chồng người Úc mà vẫn do Pattharamon nuôi dưỡng.
Vụ bê bối đã chỉ ra những lỗ hổng lớn trong luật về mang thai hộ của Thái, đặc biệt là liên quan tới quyền lợi của em bé và người mang thai hộ.
Vụ “Baby Gammy” còn khiến ít nhất 10 cặp vợ chồng người Úc cùng một số gia đình mang quốc tịch khác sang Thái Lan “mua con” nhưng lại không thể mang con về.
Xem thêm : Luật hành chính là gì? Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính?
Theo trang tin News.com.au, nhiều người đã ra đến sân bay nhưng bị cảnh sát buộc quay về khách sạn và chỉ có thể xuất cảnh khi được tòa án Thái công nhận quyền làm cha mẹ cùng nhiều thủ tục khác, một quá trình có thể mất đến vài tháng.
Một vụ bê bối khác khiến Chính phủ Thái Lan quyết định cấm không cho phụ nữ nước này mang thai hộ người nước ngoài là vụ thuê đẻ 16 đứa con.
Theo Surrogate, cảnh sát Thái và Interpol đã phối hợp điều tra vụ doanh nhân người Nhật Mitsutoki Shigeta thuê nhiều phụ nữ Thái sinh cho mình nhiều con, tới thời điểm bị điều tra, Shigeta đã có tổng cộng 16 đứa con và có dự định sẽ tiếp tục sinh con chừng nào anh ta còn sống.
Trong khi Shigeta nói rằng anh ta có đủ khả năng tài chính để chăm sóc tất cả bọn trẻ và chỉ đơn giản là muốn có một gia đình đông con, Interpol nghi ngờ có hai động cơ có thể xảy ra: buôn bán trẻ em và bóc lột trẻ em.
Shigeta cuối cùng đã được trao quyền giám hộ ba đứa con của mình, phần còn lại do các dịch vụ bảo vệ trẻ em chăm sóc. Tuy nhiên Shigeta vẫn tiếp tục kiến nghị đòi quyền làm cha cho những đứa trẻ còn lại.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp