Mang thai ngoài tử cung là điều mà không phụ nữ nào mong muốn. Khi gặp phải tình trạng này bắt buộc phải điều trị sớm bằng cách lấy khối thai ra để không ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng của mẹ bầu. Vậy chi phí điều trị thai ngoài tử cung là bao nhiêu, có đắt không?
1. Vì sao lại xảy ra mang thai ngoài tử cung?
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng mà bào thai làm tổ cũng như phát triển ở bên ngoài tử cung như là ở ổ bụng, vòi trứng… Với những trường hợp này, cần đình chỉ thai kỳ sớm nhất có thể để không gây ra các hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người mẹ.
Bạn đang xem: Tổng chi phí điều trị thai ngoài tử cung hết bao nhiêu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng mang thai ngoài tử cung như là: người mẹ bị viêm tắc vòi trứng; đã từng can thiệp tại vòi trứng, nạo phá thai, phẫu thuật vòi trứng, phẫu thuật vùng chậu, bị u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung hay từ khi sinh ra đã bị tắc nghẽn vòi trừng. Đối với những mẹ không may bị thai ngoài tử cung vẫn có khả năng mang thai ở những lần tiếp theo. Tuy nhiên, mẹ cần phải đảm bảo chắc chắn rằng đã xác định được chính xác nguồn gốc nguyên nhân và điều trị dứt điểm.
2. Những phương pháp điều trị thai ngoài tử cung hiện nay
Khi nghĩ đến mang thai ngoài tử cung, thông thường chúng ta sẽ nghĩ đến phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, trên thực tế thì lại không hoàn toàn như vậy. Phương pháp và chi phí điều trị thai ngoài tử cung sẽ cần phải phụ thuộc vào sức khỏe hiện tại của mẹ và tình trạng phát triển của bào thai. Hiện có 3 phương pháp điều trị được áp dụng cho thai ngoài tử cung đó là điều trị bằng thuốc, phẫu thuật nội soi và phẫu thuật mổ mở.
2.1 Những trường hợp điều trị bằng thuốc
Đối với những mẹ bầu được bác sĩ phát hiện ra tình trạng mang thai ngoài tử cung sớm, khi thai còn bé, chưa có hiện tượng vỡ và kích thước đường kính túi thai không vượt quá 3.5cm thì thường sẽ chỉ định sử dụng thuốc. Phương thức điều trị này được tiến hành bằng cách tiêm một loại thuốc vào trong khối thai với mục đích khiến cho khối thai tự tiêu đi mà không cần phải tiến hành phẫu thuật đưa ra ngoài. Phương pháp này có ưu điểm là:
– Tránh việc phải thực hiện phẫu thuật.
– Không cần nằm viện, có thể nghỉ ngơi tại nhà.
– Không cần phải cắt bỏ vòi trứng, giúp bảo toàn được khả năng làm mẹ.
– Thực hiện đơn giản, tỉ lệ thành công cao.
Xem thêm : Biển số xe 92 ở tỉnh nào? Biển số xe Quảng Nam là bao nhiêu?
Bên cạnh đó còn có những nhược điểm như:
– Cần phải siêu âm, xét nghiệm thường xuyên để theo dõi sự phát triển của túi thai và lượng Beta HCG trong máu.
– Có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc như buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy…
– Nếu phương pháp điều trị bằng thuốc thất bại thì vẫn cần thực hiện phẫu thuật.
2.2 Những trường hợp điều trị bằng nội soi
Phương pháp này sẽ được áo dụng cho những mẹ bầu có khối thai đã lớn những chưa bị vỡ. Tuy nhiên, có một số yêu cầu mẹ cần phải đáp ứng để đủ điều kiện tiến hành phẫu thuật nội soi đó là cần có thể trạng tốt, tình trạng sức khỏe đang trong mức ổn định, đang không sử dụng thuốc hay điều trị bất kỳ bệnh lý gì bằng thuốc.
Thời gian tiến hành phẫu thuật nội soi diễn ra khá nhanh chóng và bác sĩ sẽ tiến hành tạo 3,4 đường mổ với kích thước từ 0,5-1cm. Điều này giúp cho người mẹ không bị lộ ra vết mổ gây mất tính thẩm mỹ cũng như thời gian hồi phục cũng nhanh chóng hơn. Ngoài ra phương pháp này còn có ưu điểm là không cần nằm viện lâu, chi phí thực hiện thấp, có thể bảo tồn ống dẫn trứng nếu có nhu cầu sinh con. Bên cạnh đó còn có nhược điểm là vẫn có thể xảy ra dính vòi trứng sau phẫu thuật.
2.3 Những trường hợp điều trị bằng phẫu thuật mổ hở bụng
Đây là phương pháp duy nhất khi khối thai đã lớn và bị vỡ gây nên tình trạng chảy máu ồ ạt, không thể tiến hành phẫu thuật nội soi. Với phương pháp phẫu thuật mổ mở thì sau khi thực hiện nữ giới sẽ thấy đau hơn mổ nội soi, đồng thời có nguy cơ dính vùng bụng sau khi mổ.
Thời gian hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật mổ mở cũng lâu hơn so với nội soi và kéo dài khoảng 3-5 ngày nằm theo dõi tại viện. Thời gian hồi phục hoàn toàn ước tính khoảng 4-6 tuần. Khi phải thực hiện mổ mở, trong thời kỳ hồi phục vết mổ bạn nên đặc biệt chú trọng vào cách sinh hoạt, vệ sinh cá nhân cũng như thực phẩm ăn uống để tránh gây nhiễm trùng vết mổ.
3. Chi phí điều trị thai ngoài tử cung hết bao nhiêu?
Chi phí điều trị mang thai ngoài tử cung ở mỗi mẹ bầu sẽ hoàn toàn khác nhau bởi nó còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người mẹ, kích thước của thai nhi, phương pháp điều trị cũng như cơ sở thăm khám mẹ lựa chọn. Đối với những cơ sở khám chữa bệnh được đầu tư kỹ lưỡng về cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, dịch vụ chăm sóc bệnh nhân tận tình và không gian thăm khám sạch sẽ, thoáng mát thì chắc hẳn chi phí điều trị sẽ cao hơn.
Còn đối với chi phí của từng phương pháp điều trị sẽ nằm trong khoảng tiền dao động như sau:
Xem thêm : Cơ cấu GDP là gì? Công thức tính cơ cấu GDP
– Với điều trị nội khoa, tức là sử dụng thuốc để đình chỉ thai kỳ sẽ có mức giá từ 3-6 triệu đồng.
– Điều trị phẫu thuật nội soi: chi phí cho mỗi ca phẫu thuật nội soi dao động từ 17-22 triệu đồng.
– Điều trị phẫu thuật mổ bụng: chi phí dao động từ 20-27 triệu đồng.
Việc mang thai ngoài tử cung là điều mà không một ai mong muốn xảy ra. Vậy nên, nếu như không may mắc phải tình trạng này mẹ hãy thực sự bình tĩnh và nhanh chóng làm theo những chỉ định của bác sĩ để không có hệ lụy xấu diễn ra. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp mẹ tìm ra câu trả lời cho vấn đề chi phí điều trị thai ngoài tử cung hết bao nhiêu.
Tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, việc điều trị thai ngoài tử cung có nhiều ưu điểm vượt trội:
– Bệnh viện được trang bị các thiết bị tiên tiến, công nghệ mới.
– Phác đồ điều trị tối ưu, hiệu quả.
– Đội ngũ bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao trực tiếp thăm khám, điều trị.
– Phòng mổ vô khuẩn 1 chiều hiện đại.
Nếu bạn còn những băn khoăn, thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ với bệnh viện ngay.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp