Một cơ sở làm đẹp tại TPHCM khẳng định với phương pháp trên, chỉ 60 phút thực hiện có thể điều trị dứt điểm rụng tóc, thưa tóc, hói đầu. Công nghệ được giới thiệu nhận chuyển giao độc quyền từ Mỹ, hiệu quả với gần như tất cả trường hợp rụng tóc, hói đầu từ rối loạn nội tiết tới căng thẳng, di truyền, hay hóa trị, xạ trị…
Bạn đang xem: Nguy cơ mất tiền oan với “nuôi cấy tế bào mầm tóc”
Theo đó, bác sĩ sẽ đưa trực tiếp những tế bào mầm tóc, kết hợp các dưỡng chất vào vùng da đầu bị hói, rụng để từ đó nuôi dưỡng, tái tạo những tế bào mầm đang suy yếu, nuôi dưỡng da đầu khỏe mạnh. “Đặc biệt, các dưỡng chất độc quyền này có khả năng bảo vệ các tế bào mầm của chúng ta khỏi các tác nhân từ bên ngoài và hạn chế các tác nhân từ bên trong cơ thể” – nhân viên của cơ sở tư vấn.
Không chỉ hiệu quả tức thì, bền lâu, công nghệ này cũng được quảng cáo không cần phẫu thuật. Quá trình đưa các tế bào mầm vào rất nhanh chóng, nhẹ nhàng, do đó, không cần kiêng khem nghỉ dưỡng. Sau liệu trình, các sợi tóc ở vùng thưa, hói sẽ phát triển dày dặn khỏe mạnh với chu trình sinh lý như bình thường.
Trong vai một khách hàng có nhu cầu điều trị rụng tóc do di truyền, chúng tôi được nhân viên của một cơ sở thẩm mỹ tại Hà Nội giải thích rằng phương pháp cấy tế bào mầm tóc “lợi hại” hơn hẳn so với phương pháp cấy tóc. “Cấy tóc chỉ tác động hời hợt trên da đầu, sau một thời gian, tình trạng rụng tóc, hói đầu sẽ quay lại. Còn cấy tế bào mầm tóc tác động trực tiếp và kích thích các tế bào mầm tóc tự thân mọc dài. Các tế bào nang tóc được sinh sống trên một “mảnh đất” phì nhiêu dưỡng chất để phục hồi và nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe” – nhân viên cơ sở này quảng cáo.
Chia sẻ với Báo Phụ nữ TPHCM, tiến sĩ, bác sĩ Vũ Thái Hà – Trưởng khoa Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ tế bào gốc Bệnh viện Da liễu Trung ương – cho hay, công nghệ cấy tế bào mầm tóc đã được bệnh viện tiếp cận cách đây vài năm.
Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ lấy 3-4 phần mô tóc (gồm mô mỡ, nang tóc và thượng bì) ở vùng chẩm. Phần mô này cho vào máy nghiền, tạo thành hỗn dịch, chứa tế bào gốc của nang tóc và da, kèm với môi trường xung quanh tế bào tóc… Sau khi tách chiết, tế bào này được tiêm vào da đầu. Khi thực hiện, các nhà nghiên cứu kỳ vọng có thể hỗ trợ tế bào nang tóc không bị ảnh hưởng bởi hoóc môn, cản trở tình trạng rụng tóc, hói.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Vũ Thái Hà, đây chỉ là một nghiên cứu nhỏ, chưa chứng minh được hiệu quả. Nói cách khác, “chưa có đủ bằng chứng khoa học để được khuyến cáo sử dụng phương pháp này”.
Xem thêm : Lượng sữa cho bé 3 tuổi cần bao nhiêu ml mỗi ngày?
Thực tế, Bệnh viện Da liễu Trung ương đã thử nghiệm nhưng kết quả không mang lại hiệu quả cao nên không đưa vào ứng dụng. Kết quả công bố của nhóm nghiên cứu về phương pháp này cũng chỉ đạt 20 – 30% và số mẫu thực hiện không lớn. Trong khi đó, chi phí cho một liệu trình cấy tế bào mầm tóc lên tới vài chục triệu đồng.
“Cấy tế bào mầm tóc vẫn có thể dùng, tuy nhiên, chỉ giống như một phương pháp hỗ trợ, không nên “thần tượng hóa” trong việc điều trị rụng tóc, hói đầu” – bác sĩ Vũ Thái Hà khuyến cáo.
Bác sĩ Vũ Thái Hà cho hay, hiện nay trên thị trường có rất nhiều công nghệ được quảng cáo tái sinh tế bào mầm tóc. Thực chất đây là các phương pháp kích thích nang tóc như tiêm meso, lăn kim, dùng các sóng điện từ, laser… Dù vậy, đây chỉ là các phương pháp hỗ trợ, phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ cũng như độ dung nạp của bệnh nhân. Trong khi đó, phương pháp “kinh điển” trong chữa tóc rụng, hói ở nam và nữ đều phải dùng thuốc uống, thuốc xịt nhằm ức chế hoóc môn dihydrotestosterone (DHT), tuyến bã.
Bên cạnh đó, việc can thiệp đưa các loại tinh chất trong tiêm meso, lăn kim… nếu không đảm bảo chất lượng, được cấp phép hay thực hiện trong môi trường không vô khuẩn, người thực hiện không có tay nghề… có thể gây hậu quả nặng nề như nhiễm trùng, để lại sẹo…
Huyền Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp