Chi Phí Trả Trước Ngắn Hạn Là Gì?

Chi phí trả trước là một loại tài khoản thường xuất hiện ở báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Mỗi nhân viên kế toán của doanh nghiệp cần phải biết cách phân loại chi phí trả trước này. Chi phí trả trước sẽ được chia làm hai loại là chi phí trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu chi phí trả trước ngắn hạn là gì và những quy định khi làm hạch toán loại chi phí này là gì ở bài viết dưới đây nhé!

Chi phí trả trước là gì?

Chi phí trả trước chính là một khoản chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua một số tài sản. Khoản chi phí phát sinh này sẽ được sử dụng để phục vụ cho những hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.

Chi phí trả trước sẽ được chia thành 2 loại căn cứ vào thời gian sử dụng tài khoản chi phí này, một loại là chi phí trả trước ngắn hạn, một loại là chi phí trả sau dài hạn. Chi phí sản xuất hoặc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chưa được gộp chi phí trả trước vào.

Chi phí trả trước là gì? Là một khoản chi phí phát sinh mà doanh nghiệp phải bỏ ra để mua một số tài sản phục vụ cho những hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp

Chi phí trả trước ngắn hạn là gì?

Những khoản tiền liên quan đến những hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh của doanh nghiệp phục vụ cho chi phí thực tế phát sinh được gọi là chi phí trả trước ngắn hạn.

Chi phí này sẽ được tính từ nhiều kỳ hạch toán trong năm tài chính của doanh nghiệp hoặc là trong một chu kỳ kinh doanh nghiệp. Chi phí trả trước ngắn hạn sẽ được chia để tính vào nhiều kỳ kế toán khác nhau chứ không được gộp vào tính hết ở chi phí sản xuất của doanh nghiệp.

Chi phí trả trước ngắn hạn là gì? Những khoản tiền liên quan đến những hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh dược tính trong nhiều kỳ hạch toán trong năm tài chính hoặc 1 chu kỳ doanh nghiệp

Một số chi phí trả trước ngắn hạn được trả của một năm tài chính của doanh nghiệp hoặc một chu kỳ kinh doanh có thể được liệt kê như là

  • Chi phí thuê cửa hàng, văn phòng, nhà xưởng, nhà kho
  • Chi phí thuê dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Chi phí cho những công cụ thuộc tài sản lưu động. Những tài sản này được tính là xuất một lần với giá trị lớn, hoặc tài sản này có thời hạn sử dụng dưới 1 năm
  • Chi phí bảo hiểm cho doanh nghiệp hoặc là những chi phí mua và trả ngay trong năm
  • Chi phí mua những tài liệu kỹ thuật phục vụ cho việc kinh doanh và sản xuất
  • Chi phí dùng để sửa tài sản cố định
  • Chi phí dùng cho những trường hợp bất ngờ, có thể là chi phí phải trả cho việc doanh nghiệp dừng hoạt động.
  • Một số chi phí trả trước khác

Phân biệt chi phí trả trước ngắn hạn & chi phí trả trước dài hạn

Điểm phân biệt giữa chi phí trả trước dài hạn và chi phí trả trước ngắn hạn là gì?

Điểm phân biệt giữa chi phí trả trước dài hạn và chi phí trả trước ngắn hạn là gì?

Chi phí trả trước dài hạn cũng có tính chất gần giống như chi phí trả trước ngắn hạn nhưng được thực hiện trong khoản thời gian dài hơn. Chi phí trả trước dài hạn sẽ được thực hiện trong nhiều niên độ kế toán, bắt đầu từ 2 năm trở lên. Chi phí trả trước dài hạn sẽ được sử dụng cho những tài khoản như là

  • Chi phí dùng để thuê trong nhiều năm tài chính của những tài sản cố định như đất, văn phòng, nhà kho, nhà xưởng,…
  • Chi phí phục vụ cho việc thuê những cơ sở hạ tầng nhưng không được cấp chứng nhận sử dụng. Chi phí này được trả trước cho nhiều năm và được dùng cho nhiều kỳ kinh doanh
  • Chi phí để thành lập công ty, chi phí đào tạo người làm việc, quản lý,… hoặc là quảng cáo được phân bố tối đa là 3 năm. Chi phí trả trước này được dùng trong thời gian trước khi hoạt động doanh nghiệp
  • Chi phí dùng trong những hoạt động kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp.
  • Một số chi phí dài hạn khác như là chi phí mà doanh nghiệp đi vay trả trước dài hạn, phát hành trái phiếu có giá trị lớn, chi phí của doanh nghiệp liên quan đến bất động sản đầu tư,…

Các quy định về hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn

Nhân viên kế toán cần phải tuân thủ những quy tắc khi tiến hành việc hạch toán những chi phí trả trước. Nội dung của những tài khoản chi phí trả trước cần được hạch toán phải được doanh nghiệp quy định chặt chẽ.

Những quy định về hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn là gì? Nhân viên kế toán cần phải tuân thủ những quy tắc gì khi tiến hành việc hạch toán những chi phí trả trước?

Đối với việc chi phí trả trước của nhiều kỳ kinh doanh của doanh nghiệp có tác động đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp và chi phí này có giá trị lớn, chi phí trả trước sẽ được hạch toán vào tài khoản 142.

Tùy thuộc vào từng tính chất và mức độ của chi phí trả trước mà nhân viên kế toán phải lựa chọn hợp lý phương pháp hạch toán cho chi phí này nhằm để phân bố những tài khoản chi phí sản xuất trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp một cách phù hợp.

Nhân viên kế toán cần phải kiểm tra và theo dõi những khoản chi phí này để biết cách phân bố những khoản chi phí vào đúng tài khoản chi phí sản xuất hoặc là chưa được tính thành chi phí.

Khi thấy số tiền của tài sản cố định quá lớn, nhân viên kế toán có thể tự phân bổ khoản tiền sang những năm tài chính tiếp theo

Nếu nhân viên kế toán thấy số tiền của tài khoản của tài sản cố định quá lớn khi tiến hành việc sửa chữa tài sản cố định, nhân viên kế toán có thể tự động phân bố khoản tiền trong những năm tài chính tiếp theo của doanh nghiệp ra vào những kỳ kế toán.

Trên đây là những thông tin bổ ích về chi phí trả trước ngắn hạn là gì cũng như là những loại chi phí trả trước căn bản trong doanh nghiệp. Qua bài viết này của dichvuluat.vn, hy vọng bạn sẽ biết cách phân biệt các loại chi phí cũng như là áp dụng những quy định để làm bảng hạch toán chi phí trả trước ngắn hạn không bị sai sót.