Mức giá cả chung của hàng hoá ảnh hưởng rất lớn đến chi tiêu của các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là cá nhân và hộ gia đình. Để đo lường mức độ biến động chung của “rổ hàng hoá” trong nền kinh tế chúng ta hay nghe nói đến chỉ tiêu chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Vậy Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì? Cách tính, vai trò và ý nghĩa của Chỉ số giá tiêu dùng CPI Việt Nam. Đặc biệt chỉ số giá tiêu dùng ảnh hưởng như thế nào tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì?
Chỉ số giá tiêu dùng – Consumer Price Index (hay viết tắt là CPI) là chỉ số mức giá tiêu thụ trung bình cho giỏ hàng hóa hay dịch vụ của một người. Chỉ số biểu hiện sự thay đổi về giá cả của hàng hóa, dịch vụ theo thời gian có đơn vị tính là phần trăm.
Bạn đang xem: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là gì? Vai trò, Ý nghĩa và cách tính
CPI được sử dụng để đo lường giá cả trong các lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, nhà ở, quần áo, phương tiện vận chuyển, dịch vụ y tế, giáo dục và truyền thông, hàng hóa, giải trí và các dịch vụ khác.
Thông thường các quốc gia ở mỗi thời kì khác nhau sẽ xác định rổ hàng hoá và tỉ trọng của các hàng hoá đùng để tính chỉ tiêu CPI mỗi thời kì
Hình 1: Rổ hàng hoá và tỷ trọng của các hàng hoá trong tính chỉ tiêu CPI ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020
Nguồn: Tổng cục thống kê
Cách tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Để xác định chỉ số giá tiêu chùng, chúng ta thực hiện theo 5 bước sau đây:
Bước 1: Cố định giỏ hàng: Thông qua việc khảo sát và nghiên cứu thị trường sẽ xác định được giá trị của hàng hóa và dịch vụ tiêu biểu, thiết yếu người dùng thường xuyên chi trả.
Xem thêm : Suy nghĩ về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương đặc sắc nhất
Bước 2: Xác định giá cả: Sau khi xác định được những sản phẩm, giá trị của mỗi hàng hóa sẽ được thống kê trong một thời gian cố định.
Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng hóa/ dịch vụ: Dựa vào bảng thống kê giá, chúng ta tính tổng số tiền phải chi trả cho một giỏ hàng hoặc dịch vụ bằng công thức: số lượng hàng hóa x giá cả của từng loại hàng hoá rồi sau đó cộng lại.
Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng CPI cho các năm dựa theo công thức:
Bước 5: Tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ:
Ví dụ minh họa:
Qua ví dụ trên chúng ta thấy so với thời kì cơ sở, tại thời kì t mức giá cả chung của rổ hàng hoá đã tăng lên cao hơn 38,461% so với thời kì t
Ý nghĩa của chỉ số CPI
Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ số mà các cơ quan quản lí và người tiêu dùng rất quan tâm vì nó phản ánh mức giá cả chung trong nền kinh tế.
- Chỉ số giá tiêu dùng như một quy chuẩn biểu hiện tương đối mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong sinh hoạt của người dân. Bởi vậy, những nhà kinh tế dựa vào CPI để theo dõi sự thay đổi chi phí sinh hoạt của người dân qua từng tháng, từng năm. Chỉ số tiêu dùng tăng cao đồng nghĩa với việc mức giá trung bình của hàng hóa, dịch vụ tăng. Và ngược lại, giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ giảm thì chỉ số CPI giảm.
- Chỉ số CPI có vai trò cơ bản và quan trọng nhất chính là thước đo của lạm phát. Sự biến động của CPI có thể gây ra lạm phát hoặc giảm phát. Từ đó làm suy sụp cả một nền kinh tế, gây ra tình trạng suy thoái toàn cầu và thất nghiệp trên diện rộng, kéo theo nhiều tệ nạn xã hội. Và khi giá cả tăng tới mức không thể kiểm soát nổi thì lạm phát sẽ trở thành siêu lạm phát.
- Chỉ số CPI cung cấp những thông tin về sự thay đổi giá cả trong nền kinh tế quốc gia đối với chính phủ và cũng cung cấp thông tin cho doanh nghiệp, lao động và các nhà đầu tư về những sự thay đổi giá cả. Từ đó các đối tượng này cũng sẽ có những hoạch định cụ thể cũng như các quyết định kinh tế phù hợp.
- Chỉ số CPI còn có ý nghĩa đó là giúp điều chỉnh chi phí sinh hoạt và an sinh xã hội. Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng trên thực tế thì cũng sẽ được sử dụng nhằm mục đích chính để điều chỉnh mức lương bằng việc nghiên cứu về chi phí sinh hoạt mà người lao động bỏ ra. Thậm chí các nguồn lợi được hưởng từ an sinh xã hội cũng sẽ được xem xét qua chỉ số CPI nhằm mục đích ngăn chặn tự do lạm phát trong thuế xuất.
- Chỉ số giá tiêu dùng và tỉ lệ lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng phản ánh mức giá cả của rổ hàng hoá ở một thời kì nào đó so với thời kì gốc. Khi chúng ta so sánh chỉ só giá ở hai thời điểm khác nhau chúng ta có được chỉ tiêu gọi là tỉ lệ lạm phát, đây là chỉ tiêu việc tăng giá chung của các hàng hóa trên thị trường trong một thời kì.
Xem thêm : Review chi tiết sữa rửa mặt Pond’s: Liệu có phù hợp với da bạn?
Tỷ lệ lạm phát được xác định như sau: π = (CPIt – CPTt -1)*100 / CPTt -1
Trong đó: π: Tỉ lệ lạm phát; CPIt là chỉ số giá ở kì t và CPTt -1 là chỉ số giá kì t-1
Hình 2: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2022 và lạm phát của Việt Nam qua các năm
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tham khảo:
- Chỉ số IRR là gì? Ý nghĩa của IRR trong chứng khoán
- Đầu tư chứng khoán theo chỉ số – Các chỉ số đánh giá cổ phiếu tốt
- 6 chỉ số tài chính trong chứng khoán dùng để đánh giá cổ phiếu
- Chỉ số EBIT trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Chỉ số giá tiêu dùng, lạm phát và cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán
Trong các biến số vĩ mô của nền kinh tế, lạm phát là một chỉ số quan trọng.
Khi giá cả hàng hoá trong nền kinh tế tăng cao dẫn đến chỉ số giá tiêu dùng tăng và lạm phát cũng sẽ tăng, khi đó để kiềm chế lạm phát một trong những chính sách được các quốc gia thực hiện đó là tăng lãi suất (được thực hiện bởi Ngân hàng trung ương) việc tăng lãi suất làm chi phí vốn trong nền kinh tế tăng lên từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Ngược lại khi giá cả hàng hoá ổn định, lạm phát thấp thì Ngân hàng trung ương sẽ duy trì hoặc giảm lãi suất, đây là dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế và cả thị trường chứng khoán.
Powered by Froala Editor
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp