Chỉ khâu tầng sinh môn tự tiêu sau bao lâu?

Để vết khâu tầng sinh môn sau sinh thường nhanh chóng được hồi phục, và bảo đảm tốt về sức khỏe cho sản phụ, thì việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn là điều vô cùng quan trọng mà các bà mẹ cần lưu ý.

  • Các bà mẹ cần phải giữ cho vùng khâu tầng sinh môn luôn sạch sẽ khô ráo. Lưu ý khi vệ sinh vùng kín, dùng nước ấm đổ từ từ giữa hai chân, rửa nhẹ nhàng khoảng 3 lần một ngày sau đó, lau khô một cách nhẹ nhàng.
  • Phải đảm bảo băng vệ sinh không chà xát lên các vết khâu tầng sinh môn và hãy thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Khi đi đại tiện hoặc trung tiện, dùng miếng khăn giấy mềm và sạch đặt nhẹ lên vết khâu tầng sinh môn để tránh bị buốt hoặc sót.
  • Các bà mẹ nên sử dụng quần lót dùng một lần hoặc quần lót cotton thoải mái, thông thoáng.
  • Nên ăn nhiều rau quả, trái cây, rau xanh nhiều chất xơ, và giữ cho cơ thể đủ nước sẽ giúp các bà mẹ giảm nguy cơ bị táo bón sau khi sinh.
  • Sau khi khâu tầng sinh môn việc đi lại trong thời gian đầu sẽ khó khăn và đau đớn. Nhưng chị em hãy cố gắng đi lại nhẹ nhàng, vì điều này sẽ giúp máu huyết lưu thông, vết thương bớt sưng.
  • Các bà mẹ nên tập các bài tập cho đáy khung chậu càng thường xuyên càng tốt, vì việc này sẽ tăng cường lượng máu xuống khu vực khâu tầng sinh môn và kích thích liền da.
  • Bà mẹ có thể thử chườm bằng đá cuốn trong tấm vải, nhưng chỉ nên chườm mỗi lần vài phút. Biện pháp này giúp giảm sưng phồng đồng thời nó cũng có thể làm giảm lượng máu đến vùng khâu nếu bạn chườm quá lâu.
  • Bên cạnh đó, bà mẹ lưu ý nên không nên quan hệ sinh hoạt vợ chồng trong khoảng 1 tháng cho đến khi vết khâu tầng sinh môn lành hẳn.

Vết khâu tầng sinh môn nếu không được chăm sóc tốt sẽ rất dễ nhiễm trùng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của sản phụ. Vì vậy, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra sau sinh với bác sĩ Sản phụ khoa để được tư vấn về cách chăm sóc cơ thể sau sinh, cách giảm đau vết khâu tầng sinh môn, từ đó có được sức khỏe tốt nhất, có thể sớm chăm sóc được bé.