Chi ủy là gì? Trách nhiệm công việc khi chi bộ không có chi ủy viên?

2. Vai trò, trách nhiệm của chi bộ Đảng:

Theo Hướng dẫn số 01-HD/TW Hướng dẫn một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng, chi bộ thực hiện một số công việc đặc thù sau:

Thứ nhất, tiến hành thẩm tra lý lịch của người vào Đảng như sau:

– Chi bộ thực hiện kiểm tra và đóng dấu giáp lai các trang trong lý lịch của người vào Đảng trước khi chi ủy nhận xét và cấp ủy cơ sở chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

– Chi bộ Đảng gửi công văn đến cấp ủy cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để đề nghị thực hiện việc thẩm tra lý lịch của người xin vào Đảng.

– Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

Thứ hai, chi bộ thực hiện xét kết nạp và tổ chức kết nạp người vào Đảng

– Chi bộ Đảng xem xét việc kết nạp Đảng cho người xin vào qua các tài liệu: đơn xin vào Đảng, lý lịch, văn bản giới thiệu của đảng viên chính thức, nghị quyết giới thiệu đoàn viên và bản tổng hợp ý kiến nhận xét nơi người vào Đảng sinh hoạt và chi ủy, chi bộ nơi họ cư trú.

– Chi bộ Đảng ban hành nghị quyết khi có từ 2/3 số đảng viên chính thức trở lên đồng ý để đề nghị cấp ủy cấp trên xem xét, quyết định việc kết nạp Đảng.

Thứ ba, chi bộ thực hiện việc phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ cho đảng viên dự bị

Chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi đảng viên chuyển đi thực hiện việc nhận xét vào bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị và gửi kèm bản nhận xét về đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ. Cấp ủy, chi bộ nơi chuyển đến phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ.

Thứ tư, chi bộ Đảng phụ trách quản lý hồ sơ và danh sách đảng viên theo đúng quy định.

Thứ năm, thực hiện các công việc liên quan đến sinh hoạt đảng và chuyển sinh hoạt đảng của đảng viên

– Chi ủy, chi bộ trực tiếp làm thủ tục giới thiệu, ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên và giao cho bí thư hoặc phó bí thư của cấp ủy ký giấy giới thiệu sinh hoạt đảng.

– Đảng ủy cơ sở, chi ủy, chi bộ cơ sở trực tiếp làm thủ tục giới thiệu; nhận xét, đóng dấu chứng nhận vào bản kiểm điểm đảng viên; xét cấp lại và chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên bị mất hồ sơ; quản lý sổ giới thiệu sinh hoạt đảng, bí thư, phó bí thư, ủy viên ban thường vụ của cấp ủy ký giấy giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng.

3. Trách nhiệm thực hiện công việc trong trường hợp chi bộ không có ủy viên:

Thứ nhất, về hệ thống tổ chức Đảng, căn cứ theo Điều 10 Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam năm 2011 và Hướng dẫn tại Mục 10 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 được quy định như sau:

– Hệ thống tổ chức của Đảng được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước theo đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và cấp Trung ương.

– Tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng là tổ chức đảng không phải là cấp huyện và do cấp ủy cấp trên trực tiếp của các tổ chức này quyết định thành lập.

Thứ hai, ủy viên trong chi bộ Đảng phải là người có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh; và chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra phải là người có kiến thức và năng lực tham gia lãnh đạo tập thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đoàn kết cán bộ, đảng viên, được quần chúng tín nhiệm.

Thứ ba, trong trường hợp cấp ủy viên thiếu, việc bổ sung sẽ do cấp uỷ đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp quyết định; số lượng cấp uỷ viên sau khi bổ sung không vượt quá tổng số cấp uỷ viên mà đại hội đã quyết định. Khi thật cần thiết, cấp uỷ cấp trên trực tiếp chỉ định tăng thêm một số cấp uỷ viên cấp dưới và có quyền điều động một số cấp ủy viên cấp dưới.