Giả danh lực lượng phòng, chống dịch cưỡng đoạt tài sản, 6 bị cáo lĩnh án tù TP.HCM: Triệt xóa băng nhóm cưỡng đoạt tài sản và cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
Đây là kết quả điều tra mở rộng vụ án Phạm Minh Cường, sinh năm 1986 (thường gọi là Cường “quắt”, là đối tượng hình sự, có 3 tiền án), trú tại xã Thụy Xuân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình về tội Cưỡng đoạt tài sản quy định tại Khoản 4, Điều 170 Bộ luật Hình sự.
Bạn đang xem: Cưỡng đoạt tài sản bao nhiêu thì bị xử lý hình sự?
Quá trình bắt, khám xét, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình thu giữ nhiều đồ vật, tài liệu có dấu hiệu vi phạm pháp luật phục vụ công tác điều tra mở rộng vụ án. Hiện, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án theo quy định.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lưu Bình Nhưỡng (Ảnh: CACC)
Xem thêm : Nên làm gì khi trẻ bị bọ chét cắn? 10 cách trị bọ chét cắn tại nhà
Từ góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, hành vi cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 1 – 5 năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội… thì bị phạt tù từ 3 – 10 năm.
Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 dưới dưới 500 triệu đồng thì bị phạt tù từ 7 – 15 năm. Trường hợp chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì bị phạt tù từ 12 – 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Như vậy, tùy theo tính chất, mức độ phạm tội mà người thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm.
Xem thêm : TOP 5 mã cổ phiếu ngành gạo tiềm năng nhất hiện nay
Cũng theo luật sư Phạm Hải Long, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị tăng nặng trách nhiệm hình sự. Khoản 1, Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 nêu rõ, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự gồm: Phạm tội có tổ chức; Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; Phạm tội có tính chất côn đồ…
Bên cạnh đó, theo khoản 1, Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự gồm: Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm; Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác…
Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Đối chiếu quy định trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản là người có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác thì có thể được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp