Vật tế thần xấu số
Đối với đại đa số các nhà nghiên cứu lịch sử và quân sử quốc tế, Đệ nhất Thế chiến đương nhiên không bắt đầu khi đế quốc Áo – Hung chính thức tuyên chiến với đất nước non trẻ Serbia, ngày 28-7. Nó bắt đầu từ trước đó một tháng, vào buổi sáng ngày 28-6, khi thành phố Sarajevo mới chỉ cựa mình thức giấc sau cơn say ngủ.
Bạn đang xem: Đường đến chiến tranh
Có bảy thanh niên đến từ Serbia len vào những đám đông người dân bản địa đang hướng sự chú ý vào con đường chính – nơi Hoàng thái tử Áo Franz Ferdinand sẽ tới để ngự lãm một cuộc duyệt binh. Mắt họ tóe lửa, và trong người họ giấu cả những khẩu súng lục lẫn những trái bom tự tạo. Họ căm thù Ferdinand, vì họ tin rằng ông ngăn cản việc kết hợp Serbia với Bosnia cùng các xứ Slave lân cận, để tạo nên một quốc gia “đại Slave” lớn hơn ở khu vực. Họ tách ra từng người một, và chọn những địa điểm thích hợp để nổ súng.
Franz Ferdinand và vợ mình – Sophie ngồi trong chiếc xe thứ hai của đoàn xe bốn chiếc. Đến cầu Cumuria, chiếc xe hoàng gia ấy đi ngang thích khách thứ nhất – Mohammed Mehmedbasic, nhưng y không đủ nhanh và dũng khí để động thủ. Rồi chiếc xe đi sát kẻ ám sát thứ hai, và một quả bom bay sượt qua chiếc mũ sắt của Hoàng thái tử. Ông nhanh tay gạt nó xuống vệ đường. Quả bom phát nổ, làm bị thương một số người dân bên đường khi chiếc xe vẫn lao tới.
Xe lao thẳng vào Tòa thị chính Sarajevo, lướt qua ba tên thích khách nữa, nhưng không có hành động nào. Franz Ferdinand nhào khỏi cửa, nắm chặt lấy Thị trưởng: “Thật nhục nhã! Ta tới thăm nơi này, và được đón tiếp bằng những tiếng bom này sao?”. Thị trưởng làm mọi cách để Ferdinand bình tĩnh lại. Và rồi, thật vô cùng kỳ quặc, Hoàng thái tử nước Áo lại muốn tới bệnh viện để thăm những người dân bị liên lụy. Không ai can ngăn ông nổi. Hoàng nương Sophie đành cương quyết đòi theo.
Đoàn xe lại khởi hành, lướt qua kẻ ám sát thứ sáu, nhưng hắn cũng không hề di chuyển. Đến giao lộ kế tiếp, đoàn xe nhầm đường, và buộc phải tìm cách quay đầu. Và khoảnh khắc đó, họ dừng lại cách sát thủ thứ bảy chỉ khoảng 1,5m. Đó chính là kẻ liều lĩnh nhất – Gavrilo Princip. Không mất một giây nào, y xả súng. Một viên đạn trúng cổ Ferdinand, máu tuôn thành dòng. Một viên nữa trúng bụng Sophie. “Sophie yêu dấu, đừng chết! Hãy sống vì các con của chúng ta!” – Ferdinand thì thào, và đó là những lời trăng trối sau cùng của ông. Song, Sophie cũng chẳng thể làm theo lời ông được. Bà cũng tắt thở ngay trên xe.
Xem thêm : 8+ công dụng của phấn rôm em bé mẹ không nên bỏ qua
Quang cảnh ghê rợn này được tác giả Robert Leckie thuật lại khá chi tiết, trong cuốn “World War 1” (Đệ nhất Thế chiến) nổi tiếng của ông. Và chính ông lại cũng khẳng định: Đó là điểm khởi đầu, nhưng không phải nguyên nhân dẫn đến Đệ nhất Thế chiến. Đó chỉ là “tia lửa làm nổ tung một thùng thuốc súng trong lòng châu Âu”, nơi đã chất chứa quá nhiều xung đột và mâu thuẫn, giữa triều đình hoàng gia của các cường quốc.
Franz Ferdinand, xét cho cùng, chỉ là một nạn nhân của thời cuộc. Ông đã tỏ ra bất cẩn hoàn toàn không đúng lúc tại Sarajevo, để trở thành một cái cớ hoàn hảo cho các đại cường nhảy vào một cuộc chém giết. Mà khi sinh ra, ông lại không được chọn làm người thừa kế ngai vàng Áo – Hung của đại gia tộc Habsburg. Ông chỉ thích săn bắn và du lịch. Ông hào hứng làm điều đó suốt tuổi thanh xuân, bởi không ai ngờ nổi những đưa đẩy của định mệnh – điều chỉ đến vào năm 1889. Thái tử Rudolf, anh họ Franz, người kế vị chính thức, đột nhiên tự sát. Quyền thừa kế ngai vàng chuyển sang cha của Franz – Karl Ludwig, song Karl tuyên bố từ chối quyền này, để nhường cho con trai. Và thế là Franz Ferdinand trở thành Hoàng thái tử. Để trở thành kẻ bị người Serbia căm ghét.
Bàn cờ đẫm máu
Trình tự tham chiến của những “người chơi chính” trong Đệ nhất Thế chiến chỉ là vài dòng ngắn ngủi, nhưng qua đó, bất cứ ai quan tâm đến lịch sử – chính trị thế giới cũng có thể dễ dàng nắm bắt những mâu thuẫn đối kháng giữa các nước phe Hiệp ước và các nước phe Liên minh Trung tâm.
Ngày 28-7-1914, Áo – Hung tuyên chiến với Serbia. Một ngày sau, Nga kéo quân vào lãnh thổ Áo – Hung, nhằm ủng hộ Serbia. Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga. Hai ngày sau, Đức tuyên chiến với Pháp. Ngày 4-8, Đức đưa quân vào đất Bỉ, còn Anh tuyên chiến với Đức. 23-8, Nhật Bản tuyên chiến với Đức. 29-10, Ottoman tấn công Nga. 23-5-1915, Ý tuyên chiến với Áo – Hung. Và mãi đến 6-4-1917, Mỹ mới tuyên chiến với Đức.
Theo phân tích sau này của lãnh tụ cách mạng vĩ đại V.I.Lenin, nguyên nhân của Đệ nhất Thế chiến đã bắt nguồn ngay từ giữa thế kỷ XVI, với sự hình thành của chủ nghĩa tư bản cũng như quá trình bành trướng – xâm lược tìm kiếm tài nguyên và lợi nhuận ở các thuộc địa Á – Phi – Mỹ. Sự phân chia thuộc địa là không đồng đều, dẫn đến mâu thuẫn tích tụ sâu sắc, khi hai đế quốc thực dân đi đầu là Anh và Pháp chiếm được những phần thuộc địa quá lớn. Bởi vậy, đến đầu thế kỷ XX, với sự thay đổi trong tương quan lực lượng cũng như xung đột về tham vọng, một cuộc chiến tranh nhằm phân chia lại lợi ích từ hệ thống thuộc địa là không thể tránh khỏi, chưa kể đến hai yếu tố quan trọng: Sự cạnh tranh ảnh hưởng và chủ nghĩa dân tộc.
Đến đầu thế kỷ XX, Đức đã vượt cả Anh lẫn Pháp để trở thành cường quốc công nghiệp số 1 châu Âu cũng như số 2 thế giới (sau Mỹ). Chiến thắng trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ cuối thế kỷ XIX cùng sự thống nhất các tiểu quốc Đức càng khiến tham vọng của nước Đức mới trở nên mãnh liệt. Nước Đức cần thuộc địa để khai thác tài nguyên và mở rộng thị trường tiêu thụ (vào năm 1913, thuộc địa của họ chỉ vỏn vẹn 2,9 triệu km2, so với 34 triệu km2 của Anh và 13 triệu km2 của Pháp). Song, tham vọng ấy bị khối Anh – Pháp – Nga ngăn chặn, và ngược lại, được cổ vũ bởi hai đế quốc già cỗi, suy yếu nhưng vẫn có nhu cầu cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Âu là Áo – Hung và Ottoman.
Xem thêm : Cách nêm gia vị cho trẻ theo từng độ tuổi mẹ nên biết
Từ đó, hai khối quân sự đối địch đã xuất hiện, sẵn sàng cho chiến tranh. Bởi vậy, chỉ từ vụ ám sát mang đậm tính chất dân tộc trong nội bộ đế quốc Áo – Hung, Đệ nhất Thế chiến đã nhanh chóng được khơi màn.
Một cách cụ thể hơn và “nôm na” hơn, chúng ta có thể dễ dàng vạch ra những chiến tuyến, mà giao điểm là cái chết của Franz Ferdinand: Nước Đức trỗi dậy mạnh mẽ. Nước Nga cảm thấy bị đe dọa, và liên minh với Pháp – cường quốc căm hận Đức khi bị mất hai tỉnh Alsace – Lorraine sau chiến tranh Pháp – Phổ. Đức đáp trả bằng cách liên minh với Áo, sau đó nước Ý cũng tham gia bởi e sợ Pháp đe dọa nền độc lập và thống nhất non trẻ của mình (nhưng đến khi chiến tranh bùng nổ thì lại đổi phe). Nước Anh, theo thói quen, muốn đứng giữa điều phối các cán cân quyền lực đối lập trên lục địa, nhưng hải quân Đức được vua Đức mạnh tay đầu tư khiến Luân Đôn cảm thấy bị thách thức, và xích lại gần Pháp – Nga. Nga bại trận trước Nhật (năm 1905), và bắt buộc phải bành trướng về hướng Đông – Nam Âu, đỡ đầu những chủng tộc Slave vẫn nằm trong đế quốc Ottoman đồng thời đe dọa an nguy của Ottoman. Trong khi đó, Nhật Bản và Mỹ cũng chờ đợi các biến động ở châu Âu, nhằm nắm bắt cơ hội “thủ lợi”. Bên cạnh họ, Bồ Đào Nha “ăn cánh” với Anh, còn Bulgaria có hiềm khích với Serbia từ Chiến tranh Balkan lần thứ hai năm 1913.
Trên bàn cờ đã chằng chịt những nước đi đẫm máu từ trước đó ấy, Đại chiến thế giới lần thứ nhất là tất yếu, khi không có cách nào khác để giải quyết các mâu thuẫn. Nó phải xảy ra, cho dù có vụ ám sát Franz Ferdinand hay không. Điểm khởi đầu đích thực của nó, xét cho cùng, có lẽ là sự xuất hiện của một nước Đức thống nhất “quân phiệt và hiếu chiến” – như đánh giá của V.I.Lenin.
Và khi kết thúc, thực chất những mâu thuẫn chủ chốt kia vẫn chưa được Đệ nhất Thế chiến giải quyết triệt để – thực trạng trở thành tiền đề của Đệ nhị Thế chiến. Hiển nhiên, cả hai cuộc Đại chiến thế giới này đều đã và đang là những bài học cực kỳ đắt giá và đáng sợ cho thế giới hiện tại cũng đang chất chứa quá nhiều những kiểu xung đột và mâu thuẫn mới về lợi ích trong thế kỷ XXI.
Có lẽ không nước nhỏ nào muốn đóng vai trò của một Serbia mới. Nhưng không thể tránh được, thế giới cũng vẫn đang vận hành dưới nỗi ám ảnh về nguy cơ Đại chiến lần thứ ba, và vẫn phải trông chờ vào trách nhiệm trong cách hành xử của các đại cường.
“Gavrilo Princip bị bắt chỉ vài phút sau vụ ám sát. Song, do chưa đủ 19 tuổi, y không phải nhận án tử hình.
“Sau Đệ nhất Thế chiến, có tới 4 đế chế hùng mạnh sụp đổ: Đế quốc Nga, đế quốc Áo – Hung, đế quốc Ottoman và đế quốc Đức – “người chơi chính” của phe Liên minh Trung tâm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp