Bài TÍNH NĂNG, CẤU TẠO VÀ CÁCH SỬ DỤNG MỘT SỐ LOẠI LỰU ĐẠN THƯỜNG DÙNG, NÉM LỰU ĐẠN BÀI 1 – Lựu đạn là vũ khí đánh gần, trang bị cho từng người trong chiến đấu. Lựu đạn cấu tạo đơn giản, gọn nhẹ, sử dụng thuận tiện, có khả năng sát thương sinh lực và phá huỷ phương tiện chiến đấu của địch. Việc nắm vững tính năng, cấu tạo, kỹ chiến thuật và đặc biệt là việc sử dụng thành thạo lựu đạn trong quá trình huấn luyện và chiến đấu có ý nghĩa hết sức quan trọng.
I. BINH KHÍ LỰU ĐẠN F1 VÀ LỰU ĐẠN LĐ-0 1 VIỆT NAM I. Lựu đạn F1 Việt Nam I.1. Tác dụng
Bạn đang xem: Lựu đạn và cách sử dụng lựu đạn, làm sao để sử dụng lựu đạn cho hợp lý
- Lựu đạn F1 Việt Nam được trang bị cho từng người trong chiến đấu, dùng để sát thương sinh lực và phá huỷ các phương tiện chiến đấu của đối phương bằng các mảnh gang vụn và áp lực khí thuốc.
I.1. Tính năng, số liệu kỹ thuật
- Khối lượng toàn bộ: 600 gram.
- Khối lượng thuốc nổ: 60 g ram.
- Chiều cao lựu đạn :117 mm.
- Đường kính thân lựu đạn: 55 mm.
- Thời gian cháy chậm: 3 – 4 giây.
- Bán kính sát thương: 20 mét. I.1. Cấu tạo lựu đạn – Thân lựu đạn: Có tác dụng liên kết các bộ phận, tạo thành mảnh văng sát thương sinh lực địch. Làm bằng gang có khía tạo thành múi, bên trong rỗng để nhồi thuốc nổ. Đầu có ren để liên kết bộ phận gây nổ. Hình 13: Lựu đạn F
– Thuốc nhồi: Khi nổ tạo thành sức ép khí thuốc phá vỡ vỏ lựu đạn thành những mãnh nhỏ, tiêu diệt phá huỷ mục tiêu; thuốc nhồi trong thân lựu đạn là thuốc nổ TNT.
– Bộ phận gây nổ: Để giữ an toàn và gây nổ lựu đạn. Gồm có: (1) Thân bộ phận gây nổ để chứa đầu cần bẩy, kim hoả, lò xo kim hoả, chốt an toàn, phía dưới có vòng ren để liên kết với thân lựu đạn; (2) Kim hoả và lò xo kim hoả để đập vào hạt lửa phát lửa gây nổ kíp; (3) Kíp; (4) Hạt lửa; (5) Thuốc cháy chậm; (6) Cần bẩy (mỏ vịt); (7) Chốt an toàn và vòng kéo chốt an toàn.
I.1. Chuyển động của lựu đạn
- Lúc bình thường: Chốt an toàn giữ không cho cần bẩy bật lên, cần bẩy giữ đuôi kim hỏa cho kim hỏa không chọc vào hạt lửa.
Kim hỏa Lò xo kim hỏa Hạt lửa Thuốc cháy chậm Kíp
Cần bẩy
Chốt an toàn và vòng giật
- Khi ném lựu đạn: Rút chốt an toàn, đuôi cần bẩy bật lên đầu cần bẩy rời khỏi đuôi kim hoả, lò xo kim hoả bung ra đẩy kim hoả chọc vào hạt lửa, hạt lửa phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm cháy từ 3 – 4 giây phụt lửa vào gây nổ kíp.
Hình 14 : Mặt cắt lựu đạn F1 Hình 15: Bộ phận gây nổ I. Lựu đạn LĐ-01 Việt Nam
Hình 16: Lựu đạn LĐ-01 Việt Nam I.2. Tác dụng Dùng để sát thương sinh lực địch bằng uy lực của thuốc nổ kết hợp với các mảnh văng.
I.2. Tính năng, số liệu kỹ thuật – Trọng lượng toàn bộ: 365 – 400 gam. – Chiều cao toàn bộ: 88 mm. – Đường kính thân lựu đạn: 57 mm. – Sử dụng ngòi: NLĐ-01 Việt Nam. – Trọng lượng thuốc nổ TΓ 40/60: 125 – 135 gam.
Theo nhiệm vụ được giao hoặc mệnh lệnh của người chỉ huy, khi nhận lựu đạn để sử dụng phải mở phòng ẩm (giấy, ni lông hoặc hộp nhựa) và kiểm tra theo quy định ở điểm 1. Lắp bộ phận gây nổ vào lựu đạn: Xoay bộ phận gây nổ vào thân lựu đạn theo chiều kim đồng hồ cho vừa, chặt là được.
II. ĐỘNG TÁC NÉM LỰU ĐẠN II. Đứng ném lựu đạn II.1. Trường hợp vận dụng Đứng ném lựu đạn thường được dùng trong trường hợp địch ở xa, địa hình có vật che khuất, che đỡ cao, có thể đứng tại chỗ ném hoặc ném khi đang vận động.
Xem thêm : Thần số học dùng ngày sinh âm hay dương?
II.1. Động tác ném Người ném đang vận động hoặc đứng tại chỗ xách súng (nếu mang súng phải chuyển về tư thế xách súng), khi nghe khẩu lệnh “Ném”, đồng thời thực hiện 3 cử động như sau:
Hình 18: Động tác đứng ném lựu đạn Cử động 1: Tay trái cầm súng (cầm khoảng dưới ốp che tay) xách súng lên ngang tầm thắt lưng, mũi súng chếch lên trên. Nếu có vật che khuất, che đỡ có thể dựa súng vào vật chắn bên trái phía trước, mặt súng quay sang phải. Tay phải lấy lựu đạn ra, bàn tay phải nắm lựu đạn (cần bẩy nằm trong lòng bàn tay) vòng giật chốt an toàn quay sang trái, tay trái tháo chốt cài, bẻ thẳng chốt an toàn, ngón trỏ móc vào vòng kéo, kết hợp lực giữ, kéo của hai tay rút chốt an toàn. Khi rút chốt an toàn phải rút thẳng theo hướng trục lỗ.
Cử động 2: Chân trái bước lên (hoặc chân phải lùi về sau) một bước dài, bàn chân trái thẳng trục hướng ném, lấy mũi bàn chân trái và gót bàn chân phải làm trụ xoay người sang phải (gót trái kiễng), người hơi cúi về phía trước gối trái khuỵu, chân phải thẳng.
Cử động 3: Tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về sau để lấy đà, người ngả về sau, chân trái thẳng, gối phải hơi chùng. Dùng sức vút của cánh tay phải, kết hợp sức rướn của thân người, sức bật của chân phải để ném lựu đạn đi. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước một góc khoảng 45 độ (hợp với mặt phẳng ngang), thì buông lựu đạn ra đồng thời xoay người đối diện với mục tiêu, tay trái đưa súng về phía sau cho cân bằng. Chân phải theo đà bước lên một bước dài, tay phải cầm
súng tiếp tục tiến, bắn hoặc ném quả khác.
Chú ý:
Người ném thuận tay trái, dùng tay phải lấy lựu đạn ra, bàn tay trái nắm lựu đạn, mỏ vịt nằm trong hộ khẩu tay sao cho vòng giật quay sang phải, tay phải tháo chốt cài, bẻ chốt an toàn. Dùng ngón cái tay phải để rút chốt an toàn. Động tác ném như tay phải.
Muốn ném được xa phải biết phối hợp sức bật của chân, sức rướn của thân người, sức vút mạnh và đột nhiên của cánh tay. Khi vung lựu đạn về phía trước, phải giữ cánh tay ở độ cong, độ chùng tự nhiên mới có sức vút mạnh, buông lựu đạn đi phải đúng thời cơ, đúng góc ném, đúng hướng.
II. Quỳ ném lựu đạn II.2. Trường hợp vận dụng Khi ở gần địch và địa hình hạn chế (chiều cao vật che đỡ từ 60 – 80 cm) vận dụng tư thế quỳ ném lựu đạn.
Hình 19: Động tác quỳ ném lựu đạn II.2. Động tác ném Người ném đang vận động hoặc đứng tại chỗ xách súng (nếu mang súng phải chuyển về tư thế xách súng), khi nghe khẩu lệnh “Ném” đồng thời thực hiện 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải xách súng, chân trái bước chếch sang phải một bước (gót bàn chân trái cách mũi bàn chân phải khoảng 20 – 30 cm), sao cho mép phải của bàn chân trái thẳng với mép trái của bàn chân phải.
Cử động 2: Chân phải dùng mũi bàn chân làm trụ xoay gót lên cho bàn chân hợp với hướng ném một góc khoảng 90 độ, quỳ gốỉ phải xuống đất theo hướng bàn chân phải, mông bên phải ngồi lên gót bàn chân phải ống chân trái thẳng đứng, súng dựa vào cánh tay trái, mặt súng quay vào phía thân người (nếu có khối chắn thì dựa súng vào khối chắn, mặt súng quay sang phải). Tay phải lấy lựu đạn ra bàn tay phải cầm lựu đạn (như động tác đứng ném).
Cử động 3: Tay trái cầm súng, báng súng quay s ang trái, nòng súng chếch lên trên sang phải, tay trái tháo chốt cài, rút chốt an toàn, dùng mũi bàn chân làm trụ xoay người về phía phải, hơi ngả về sau đồng thời gối phải theo đà xoay theo, mông hơi nhổm lên. Tay phải đưa lựu đạn qua phải về phía sau để lấy đà, đồng thời dùng sức vút của cánh tay phải, sức rướn của thân người và sức bật của đùi phải ném lựu đạn vào mục tiêu.
Luyện tập và ném tốt bài ném này là cơ sở rèn luyện kỹ năng, thể lực cũng như tâm lý nhằm vận dụng có hiệu quả vào luyện tập các bài ném sau khó hơn đồng thời phục vụ cho huấn luyện và chiến đấu sau này.
– Đặc điểm: Mục tiêu bố trí cố định trong điều kiện ban ngày thuận tiện cho người ném quan sát phát hiện. Khu vực mục tiêu có hạn chế về hướng. Vì vậy, gây khó khăn cho người ném có thể đạt được kết quả cao. Đây là bài ném đầu tiên đòi hỏi người ném phải có thể lực tốt mới ném lựu đạn được xa.
Xem thêm : Cách bảo quản mặt nạ giấy như thế nào là hợp lý?
– Yêu cầu: Nắm chắc điều kiện và cách thực hành ném. Tích cực, tự giác luyện tập, biết phối hợp nhuần nhuyễn 3 kết hợp. Rèn toàn diện cả về kỹ thuật, thể lực, tâm lý từng bước nâng cao kỹ năng thực hành ném.
III. Điều kiện ném – Khu vực kiểm tra: Kẻ một đường trục hướng ném và hai đường thẳng song song với đường trục, ở hai bên cách đường trục 4 mét. Kẻ các đường ngang chia các đường thẳng dọc thành từng khoảng 5 mét (khoảng đầu cách vị trí người ném 20 mét, đường ngang cuối cùng cách vị trí người ném 60 mét) và cắm 1 bia số 10 ở đường ngang 45 mét trên trục hướng.
– Cự ly: Từ 20 mét đến trên 60 mét. – Tư thế ném: Đứng ném (tại chỗ) có súng. – Số lượng lựu đạn: 03 quả lựu đạn LĐ-01 (tập) hoặc lựu đạn LĐ-01 (huấn luyện nổ nhiều lần) có hình dáng kích thước và trọng lượng như lựu đạn thật.
– Đánh giá thành tích: Lấy thành tích cao nhất của 1 trong 3 quả để tính thành tích: Giỏi: 35 mét trở lên; Khá: 30 mét đến dưới 35 mét; trung bình: 25 mét dến dưới 30 mét.
Chú ý: Lấy điểm rơi của lựu đạn để tính thành tích; nếu lựu đạn lệch ra ngoài cá đường trục dọc xếp loại kém; cự ly: Từ 20 mét – 60 mét; tư thế: Đứng ném (tại chỗ), có súng; số lượng lựu đạn: 03 quả lựu đạn LĐ-01 (tập) hoặc lựu đạn LĐ- (huấn luyện nổ nhiều lần) có hình dáng, kích thước và rọng lượng như lựu đan thật); thành tích: Giỏi – 35 mét trở lên; Khá – từ 30 mét đến dưới 35 mét; Đạt – từ 25 mét đến dưới 30 mét
III. Cách thực hành ném
Tại tuyến chuẩn bị người ném kiểm tra lại mọi công tác chuẩn bị, khi có lệnh “Vào tuyến ném” thì cơ động vào tuyến ném.
Tại tuyến ném người ném chấp hành mọi mệnh lệnh của người chỉ huy, thực hành ném 03 quả lựu đạn huấn luyện vào mục tiêu.
Khi có lệnh “Về bàn thư ký” người ném cơ động về bàn thư ký nghe công bố thành tích, ký xác nhận vào biên bản sau đó theo lệnh của thư ký thực hiện nhiệm vụ tiếp theo.
KẾT LUẬN
Nắm chắc về binh khí lựu đạn thường dùng, cách sử dụng và tập ném tốt bài 1b lựu đạn là nội dung cơ bản, có vị trí vai trò quan trọng trong việc bước đầu hình thành kỹ năng sử dụng vũ khí cho người học. Vì vậy, nắm chắc nội dung, tổ chức, phương pháp huấn luyện là cơ sở để vận dụng linh hoạt vào huấn luyện phù hợp với đặc điểm đối tượng và đặc thù của từng đơn vị.
CÂU HỎI ÔN TẬP
Nêu tính năng, cấu tạo, nguyên lý chuyển động của lựu đạn F1 Việt Nam.
Nêu tính năng, cấu tạo, nguyên lý chuyển động của lựu đạn cần LĐ- Việt Nam.
Làm rõ quy tắc trong giữ gìn, sử dụng lựu đạn?
Khi thực hành ném lựu đạn người ném và người phục vụ cần phải chú ý những gì?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp