Chính sách thực lực của mỹ là gì

Câu hỏi: Chính sách thực lực của Mĩ là gì?

A. Chính sách xâm lược thuộc địa.

B. Chạy đua vũ trang với Liên Xô.

C. Chính sách dựa vào sức mạnh của Mĩ.

D. Thành lập các khối quân sự.

Đáp án đúng C.

Chính sách thực lực của Mĩ là chính sách dựa vào sức mạnh của nước Mĩ, Đây là chính sách của Mĩ thực hiện nhằm đạt ba mục tiêu đề ra trong chiến lược toàn cầu.

Lý giải việc chọn đáp án C là do:

Mặc dù mang tên gọi khác nhau, đường lối có thể cứng rắn hoặc ôn hoà khác nhau, và các biện pháp cụ thể cũng có nhiều nội dung khác nhau, nhưng “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ trước sau đều nhất quán 3 mục tiêu đó là:

– Ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa

– Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân..

– Khống chế, nô dịch các nước đồng minh của Mĩ.

Mỹ đã Triển khai chiến lược toàn cầu ở Tây Âu :

+ Tháng 3 – 1947, Tổng thống Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ và đề nghị viện trợ khẩn cấp cho hai nước Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì

+ Mĩ đề ra và thực hiện “Kế hoạch Mácsan”, giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, tăng cường ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ đối với các nước này; tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

+ Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

Như vậy Đối với bất kì học thuyết hoặc đường lối của tổng thống nào là đi nữa, để đạt ba mục tiêu trên, chính sách cơ bản của Mĩ là “chính sách thực lực” (tức chính sách dựa vào sức mạnh Mĩ). Từ sau chiến tranh thế giới đến nay, để thực hiện “chiến lược toàn cầu” của mình, Mĩ đã thành lập các khối quân sự NATO, SEATO, ANZUS, CENTO… ra sức chạy đua vũ trang kể cả cac vùng vũ khí hạt nhân chiến lược, và phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm lược hoặc can thiệp vũ tramg ở khắp các khu vực trên toàn thế giới.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Chính sách thực lực của Mỹ là gì?

Trả lời: Chính sách thực lực của Mỹ, còn được gọi là “Chính sách Thế lực của Mỹ” (Mỹ còn gọi là “Chính sách Lực lượng”), là nguyên tắc định hình và duy trì sức mạnh quân sự vững mạnh để bảo vệ lợi ích quốc gia và duy trì an ninh quốc tế. Chính sách này thường liên quan đến sự đầu tư vào nghiên cứu, phát triển và triển khai các loại vũ khí, cũng như xây dựng quân đội có khả năng phản ứng và phòng thủ hiệu quả.

Câu hỏi 2: Mục tiêu chính sách thực lực của Mỹ là gì?

Trả lời: Mục tiêu chính của chính sách thực lực của Mỹ là đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích kinh tế và chính trị của Mỹ cũng như các đồng minh của họ. Chính sách này cũng có thể nhằm đảm bảo sự ổn định quốc tế, duy trì sự cân bằng lực lượng, và thể hiện khả năng phản ứng mạnh mẽ trước các thách thức và rủi ro.

Câu hỏi 3: Chính sách thực lực của Mỹ có ảnh hưởng như thế nào đến các quốc gia khác?

Trả lời: Chính sách thực lực của Mỹ có thể tạo ra tác động rộng rãi trong cộng đồng quốc tế. Việc xây dựng quân sự mạnh mẽ và khả năng phản ứng nhanh chóng của Mỹ có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng lực lượng, tạo ra sự đe dọa hoặc động viên trong các mối quan hệ quốc tế, và có thể thúc đẩy cuộc cạnh tranh hoặc hợp tác đa phương.

Câu hỏi 4: Chính sách thực lực của Mỹ có thay đổi theo thời gian không?

Trả lời: Chính sách thực lực của Mỹ có thể thay đổi theo thời gian dựa trên tình hình quốc tế, sự phát triển của công nghệ quân sự, và ưu tiên của chính phủ. Các chính sách có thể thay đổi để phản ánh sự biến đổi trong tầm quan trọng của các mối đe dọa và cơ hội, cũng như để phản ánh những phản ứng của các quốc gia khác.