Chó bị hóc xương phải làm sao? Chó bị hóc đồ ăn, hóc xương gà, xương cá… chữa thế nào? Chó hóc xương có tự khỏi không? Cùng Kimi Pet tìm hiểu cách chữa hóc xương cho chó nhanh chóng, hiệu quả trong bài viết này.
1. Những triệu chứng chó bị hóc xương thường gặp
- Miệng há, không ngậm lại được kèm theo nước dãi chảy.
- Hơi thở nặng nề, gấp gáp.
- Chó khạc, ho liên tục, thậm chí nôn hết chỗ đồ ăn vừa mới ăn.
- Phát ra những âm thanh lạ: như tiếng hít thở mạnh, tiếng kêu, tiếng rít…
- Lưỡi và nướu có màu xanh làm hoặc trắng bệch: Hiện tượng này xảy ra do chó đang bị thiếu oxy.
- Chó bị ngất đi: Do cục xương bị mắc quá to có thể khiến oxy không được nạp đủ vào cơ thể, khiến chó bị bất tỉnh, mất đi ý thức.
Có một bệnh về đường hô hấp ở chó cũng có hiện tượng chó bị ho khạc như hóc xương liên tục. Do đó nếu bạn thấy chú chó của mình có những dấu hiệu bất thường thì hãy nhớ lại xem bữa ăn vừa xong chúng có ăn xương không nhé. Nếu có thì khả năng rất cao là xương đã bị vướng vào cổ họng của chó.
Bạn đang xem: Tìm hiểu chó hóc xương phải làm sao & #4 Lưu ý để phòng tránh hiệu quả
Chó bị chảy nước mũi phải làm sao và cách chữa hiệu quả ngay tại nhà
2. Chó bị hóc xương phải làm sao?
Khi bạn đã kiểm tra cổ họng của chó và phát hiện có xương bị hóc thì phải nhanh chóng sơ cứu, lấy nó ra càng sớm càng tốt rồi đưa chó đến thú y để kiểm tra lại. Có các cách sơ cứu sau đây:
Cách 1 – Lấy trực tiếp xương, dị vật ở cổ chó khi hóc
Để thực hiện thì bạn cần nhờ thêm 1 – 2 người để banh và giữ miệng của chó, người còn lại sẽ trực tiếp xử lý, lấy phần xương bị hóc trong cổ họng. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Dùng hai tay giữ hai chân sau của chú chó và giơ cao lên trên để đầu của chó hướng xuống dưới đất.
- Bước 2: Bạn cần đeo găng tay y tế để đảm bảo chú chó không bị nhiễm trùng.
- Bước 3: Dùng một ngón hoặc cả bàn tay để rà soát và tìm kiếm phần xương đang bị hóc trong cổ họng chó.
- Bước 4: Nếu cục xương nhỏ thì bạn có thể lựa chiều để lấy xương ra. Trong trường hợp phần xương quá to hoặc khó lấy thì bạn có thể dùng dụng cụ bấm để cắt đôi phần xương rồi lấy nó ra.
Bật mí: Cách tẩy giun cho chó cực đơn giản tại nhà
Xem thêm : 1 gói cà phê G7 bao nhiêu calo? Uống có tăng cân không?
Bật mí: Mèo anh lông ngắn giá dưới 1 triệu
Cách 2 – Mẹo chữa chó hóc xương với vỏ cam, chanh, quýt
Đây là kinh nghiệm được ông bà xưa truyền lại cho con cháu, khi bị hóc xương thì hãy ngậm vỏ cam, quýt… Theo khoa học thì trong vỏ cam có chứa Vitamin C và axit giúp xương mềm ra và trôi xuống dưới dạ dày.
Do đó bạn cũng có thể cho chó ngậm vỏ cam, chanh, quýt hoặc Vitamin C để lấy xương khá hiệu quả. Tuy nhiên cách này chỉ áp dụng cho những phần xương nhỏ, bị ghim sâu không lấy ra được như xương cá, không có tác dụng với xương lợn, xương gà.
Cách 3 – Kỹ thuật Heimlich Maneuver cho chó khi hóc xương
Nếu phần xương, dị vật mắc vào cổ họng của chó có kích cỡ lớn hoặc mắc sâu, không phải dạng xương nhỏ ghim sâu vào thịt thì bạn không thể sử dụng Cách 1. Vậy trường hợp này, bạn có thể áp dụng kỹ thuật Heimlich:
Với chó con bị hóc xương phải làm sao?
- Bước 1: Bạn nên cẩn thận để chú chó nằm ngửa, đầu đặt thẳng trên gối mỏng
- Bước 2: Ấn nhẹ vào phần bụng chỗ dưới lồng ngực của chó để tạo áp lực đẩy dị vật, xương ra ngoài.
Chó biếng ăn phải làm sao & Tìm ra 5 nguyên nhân khiến chó biếng ăn
Với chó to khi hóc xương phải chữa kiểu gì?
- Cách 1: Dùng hai tay nằm vào chân sau của chó rồi từ từ nhấc cao lên, hướng đầu chó xuống dưới để tạo áp lực đẩy dị vật ra ngoài (KHÔNG ÁP DỤNG VỚI CHÓ CÓ KÍCH CỠ QUÁ LỚN).
- Cách 2: Đặt chó trong tư thế đứng, hai tay vòng ôm sát vào phần eo của chúng (phần dưới lồng ngực). Tạo lực ép vào bụng của chó theo chiều thẳng lên trên và hướng về phía trước một cách nhịp nhàng.
- Cách 3: Đặt chó trong tư thế nằm nghiêng, một tay giữ ở phía sau lưng. Tay kia thì ép vào bụng của chú chó theo chiều hướng lên trước về phía cổ.
Sau khi làm xong từng phần ở trên thì bạn hãy kiểm tra xem phần xương, dị vật đang mắc trong cổ đã nhích ra ngoài ra chưa để lấy chúng ra ngoài.
Xem thêm : Cách nối các vế câu ghép – Tiếng việt lớp 5
Xem thêm: Chó ngủ nhiều có sao không?
Cách 4 – Mẹo cho chó nuốt cơm trắng, rau… để chữa hóc xương
Đây cũng là một cách khá hay được nhiều người sử dụng cho chó và đã thành công. Thực hiện cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm cơm hoặc phần rau luộc có cọng dài rồi cho chó nuốt trôi xuống dạ dày. Tuy nhiên cách này cũng chỉ hiệu quả với những phần xương nhỏ.
Video Cách sơ cứu cho chó khi bị hóc đồ ăm, hóc xương:
3. Những lưu ý khi chó hóc xương?
Vậy là bạn đã biết chó bị hóc xương phải làm sao trong phần trên. Trong quá trình phát hiện và sơ cứu thì bạn cần lưu ý những điều sau:
- Quan trọng nhất là bạn phải bình tĩnh xử lý, xác định chó bị hóc cái gì? Hóc xương hay dị vật và kích cỡ ra sao? Từ đó sẽ có cách xử lý phù hợp.
- Sau khi sơ cứu, lấy phần xương bị hóc ở chó xong thì bạn cần đưa bé tới thú y ngay để kiểm tra vết thương và có phương án chữa trị, phục hồi.
- Nếu bạn không tự tin về khả năng sơ cứu của bản thân thì hãy mang chó tới thú y ngay từ ban đầu. Việc cố làm trong khủng hoảng chỉ khiến tình trạng trở nên nặng hơn.
- Khi bị hóc xương thì hãy dừng không cho chó ăn thêm bất kỳ đồ ăn nào khác.
- Nếu bạn cho tay vào cổ họng của chó để kiểm tra hay lấy xương thì cần phải đeo găng tay y tế để đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm trùng ở vết thương.
- Không cho chó chạy nhảy để tránh xương bị hóc sâu hơn.
- Nên nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của 1 – 2 người để giữ chó và lấy phần xương bị hóc trong cổ.
- Hãy vuốt ve, nói lời động viên để chó bớt lo lắng và hợp tác với bạn khi sơ cứu.
- Chó hóc xương có tự khỏi không? Chắc chắn là KHÔNG. Có người suy nghĩ chủ quan rằng hóc xương nhỏ nên không phải lo, tự nó sẽ mất. Trường hợp xấu nhất xương không trôi, bị mắc vào cổ họng chó rồi nhiễm trùng thì cực kỳ nguy hiểm.
4. Cách phòng chống chó bị hóc đồ ăn, hóc xương?
- Bạn hãy tập cho chó có thói quen ăn từ tốn, chậm rãi giúp hệ tiêu hoạt động hiệu quả hơn và hạn chế hóc xương.
- Những loại xương chó có thể ăn: xương đã nấu nhừ; xương nhỏ, mềm, không sắc; xương ống bò, heo…
- Những loại xương chó không được ăn: xương chưa qua chế biến; xương có kích cỡ lớn hoặc nhiều góc cạnh; xương gà (khi gãy sẽ tạo ra rất nhiều mảnh li ti)…
- Nếu chú chó của bạn có sở thích gặm xương thì bạn có thể mua những loại xương giả, xương đồ chơi hoặc kẹo ngậm hình xương an toàn cho chúng.
Trên đây là bài viết “chó bị hóc xương phải làm sao” của Kimi Pet. Hy vọng với những kiến thức, kinh nghiệm được chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn nắm vững các cách xử lý, sơ cứu khi chó hóc đồ ăn, hóc xương.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp