Chó bị to bụng là bệnh gì?

Rất nhiều trường hợp các bạn nuôi chó gặp tình trạng chó của mình bụng phình to không rõ nguyên nhân. Vậy, gặp trường hợp này nên xử lý thế nào?

Trong bài viết này bạn cùng VietDVM.com tìm hiểu về chứng báng bung, to bụng ở chó: Các nguyên nhân khiến bụng chó to. Phương pháp để phân biệt các trường hợp này.

Chó bị to bung, báng bụng
Chó bị to bung, báng bụng (nguồn ảnh : Internet)

Biểu hiện bên ngoài là bụng chó to khác thường, và ngày càng to ở nhiều lứa tuổi khác nhau.

Có 2 trường hợp thường gặp trong tình huống này là to bụng có nướcto bụng không có nước. Để kiểm tra xem bụng chó có nước hay không, bạn dùng kim chọc dò xoang bụng nhé (yêu cầu có chuyên môn để chọc dò, tránh các trường hợp gây tổn thương nội tạng).

1. Chó to bụng nhưng không có nước.

Bụng có to nhanh trong vài ngày, chó biểu hiện đau bụng có thể thấy xây xát da hoặc tổn thương. Trường hợp này có thể do cắn nhau, hoặc tai nạn (xe đè, ngã…) khiến gãy xương sườn kín. tổn thương nội tang, hoặc gãy xương sườn.

Chó bị to bụng nhưng không có nước
Chó bị to bụng nhưng không có nước (ảnh minh họa, nguồn Internet)

Do bệnh chướng hơi xoắn dạ dày cấp tính, chó biểu hiện đau đớn, miệng lưỡi nhợt nhạt, mất máu niêm mạc và khó thở.

Bụng phình to 1 vùng, ấn tay vào thấy bùng nhùng, trường hợp này có thể do thoát vị thành bụng do tổn thương, rách cơ thành bụng. Trường hợp này rất dễ gây xoắn ruột và hoại tử ruột.

Bụng to do viêm thận và phì đại tuyến thượng thận, phù tim… có thế gây phù nề toàn thân, thường gặp ở cùng thấp: chân, vùng bụng thấp, vùng ngực. Biểu hiện chó đái ít, thở thể bụng, mệt mỏi, gầy yếu.

2. Chó báng bụng (có nước trong xoang bụng).

Tất nhiên là không tính trường hợp chó mang bầu. Biểu hiện: Chó bụng to khác thường, có dịch bên trong, chó gầy lộ đốt sống lưng, đái ít, nước tiểu có màu xẫm, có thể tiêu chảy nhiều, ăn uống bình thường hoặc giảm ăn, khó thở, khó nằm

Chó bị báng bụng, tích nước trong xoang bụng
Chó bị báng bụng, tích nước trong xoang bụng (nguồn ảnh: Internet)

Trường hợp này thường do 1 số nguyên nhân sau:

– Viêm gan do nhiễm khuẩn, hoặc sán lá gan, hoặc khối u, ung thư gan.

– Bệnh về tim mạch: Suy tim, thiếu dinh dưỡng lâu này, chức năng tim suy giảm.

– Nhiễm ký sinh trùng đường máu.

Cả 2 trường hợp trên đều cần đưa tới bác sỹ thú y do việc xác định nguyên nhân và xử lý đều khá phức tạp.

Ngoài ra, hiện tượng chửa giả cũng khiến bụng chó to lên song trường hợp này dễ nhận biết và phân biệt hơn so với 2 trường hợp trên và gặp ở chó sau phối giống. Chúng tôi sẽ chia sẻ về hiện tượng chửa giả trong một bài viết khác.

ChóMèo.vn