Mẹ đang cho con bú có nhổ răng được không? Cần lưu ý những gì?

Mẹ đang cho con bú có nhổ răng được không?

Theo ý kiến của bác sĩ, mẹ đang cho con bú KHÔNG ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH nhổ răng.

Mặc dù nhổ răng không gây ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa mẹ. Tuy nhiên, mẹ cần sử dụng các loại thuốc gây tê, giảm đau, kháng sinh trước và sau khi nhổ răng. Dư lượng trong thuốc gây tê, giảm đau, kháng sinh sẽ dung nạp vào sữa mẹ. Vậy nên, nó sẽ gây ra những ảnh hưởng không có lợi trẻ khi bú sữa mẹ.

Mẹ đang cho con bú không được khuyến khích nhổ răng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, mẹ sẽ được chỉ định nhổ răng ngay cả khi cho con bú. Bởi các tình trạng này có tính nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

  • Răng bị sâu không thể tái tạo được, không thể cắn hay nghiền nát thức ăn.

  • Răng bị viêm nha chu quá nặng, bị tiêu xương nhiều.

  • Tủy răng bị viêm có biến chứng.

  • Răng sữa đến hạn rụng, đã có răng vĩnh viễn mọc lên thay thế.

  • Răng mọc ngầm, mọc lệch (răng khôn) gây biến chứng.

Những lưu ý nếu nhổ răng khi đang cho con bú

Có rất nhiều điều mẹ cần lưu ý và tuân thủ nếu nhổ răng trong giai đoạn cho con bú. Dưới đây là 3 lưu ý mẹ tuyệt đối không được bỏ qua.

  • Cho trẻ bú trước khi sử dụng thuốc gây tê: Trước khi tiến hành nhổ răng và sử dụng thuốc gây tê, mẹ nên cho trẻ bú no. Như vậy, con sẽ không cảm thấy đói và đòi ti trong thời gian mẹ nhổ răng.

  • Vắt sữa trữ ngoài để trẻ sử dụng: Bên cạnh việc cho trẻ bú no, mẹ cũng nên vắt trữ sữa trước khi nhổ răng. Điều này giúp phòng các trường hợp trẻ đói bụng đòi ti sau khi mẹ sử dụng thuốc gây tê.

  • Không cho trẻ bú ngay sau khi nhổ: Theo khuyến cáo từ bác sĩ, mẹ không nên cho trẻ bú ngay sau khi nhổ răng. Bởi lúc này, dư lượng thuốc gây tê, giảm đau trong sữa mẹ khá lớn, nếu trẻ bú sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng. Nhanh nhất là 6 tiếng sau khi nhổ răng mẹ mới được cho trẻ bú lại. Một số trường hợp sử dụng thuốc gây tê và kháng sinh liều cao cần chờ tới 72 giờ.

Lưu ý quan trọng khi nhổ răng trong giai đoạn cho con bú. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Cách nhổ răng khi cho con bú an toàn nhất

Trong một vài trường hợp, nhổ răng là việc làm cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé. Vậy quy trình nhổ răng khi cho con bú thế nào đảm bảo an toàn nhất?

Tiểu phẫu

Tiểu phẫu là cách đơn giản và hiệu quả nhất để nhổ răng khi đang cho con bú. Khi áp dụng phương pháp tiểu phẫu để nhổ răng, mẹ sẽ trải qua các bước sau:

  • Nha sĩ chẩn đoán lâm sàng tình trạng răng trước khi nhổ.

  • Mẹ sẽ được tiệt trùng và vô khuẩn để đảm bảo răng miệng sạch sẽ trước khi nhổ.

  • Mẹ được tiến hành gây tê cục bộ trước khi nhổ răng để không cảm thấy đau nhức trong suốt quá trình.

  • Nhổ răng: Nhổ răng theo tiêu chuẩn và quy trình của Bộ Y tế. Trong đó, trước khi nhổ mẹ sẽ được chụp X – quang răng miệng để xác định chính xác chân răng.

  • Sau khi hoàn thành nhổ răng, mẹ sẽ được chỉ định sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh để tránh tình trạng viêm, sưng, nhiễm trùng sau khi nhổ răng.

Quy trình nhổ răng tiểu phẫu cho mẹ sau sinh. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Sử dụng thuốc giảm đau, gây tê an toàn

Sử dụng thuốc giảm đau, gây tê và kháng sinh cho mẹ đang cho con bú cần hết sức cẩn thận. Bởi các thành phần trong những loại thuốc này có thể bài tiết qua sữa mẹ, khiến trẻ hấp thụ và gây ảnh hưởng không đáng có. Theo khuyến cáo từ bác sĩ, thuốc giảm đau, gây tê loại Lidocain kết hợp với Epinephrine được cho là an toàn với mẹ đang cho con bú.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp mẹ không nên sử dụng thuốc Lidocain kết hợp Epinephrine. Cụ thể:

  • Có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.

  • Quá mẫn cảm với thuốc co mạch.

  • Có tiền sử tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, cường giáp,…

Đồng thời, mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau và gây tê. Phải sử dụng theo đúng liều lượng và khuyến cáo của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.

Mẹ thường được sử dụng thuốc gây tê, giảm đau và kháng sinh khi nhổ răng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Nghỉ ngơi sau khi nhổ

Sau khi nhổ răng, mẹ cần áp dụng chế độ nghỉ ngơi cẩn thận để nhanh hồi phục hơn. Theo khuyến cáo từ bác sĩ, sau khi sinh, mẹ nên cắn bông gạc trong miệng khoảng 30 phút để tránh tình trạng chảy máu không kiểm soát. Đồng thời, mẹ nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh vận động mạnh sau khi nhổ răng từ 1 đến 2 ngày. Ngoài ra, chườm ấm cũng là một cách giúp mẹ giảm đau tự nhiên, an toàn có thể áp dụng.

Sau khi nhổ răng nên nghỉ ngơi nhiều hơn. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Sau khi nhổ răng, mẹ chỉ nên ăn các loại thức ăn được nấu mềm, thanh đạm. Nên hạn chế ăn thịt gà, thịt bò để tránh gây đau nhức, khó vệ sinh răng miệng hơn.

Đồng thời, rượu bia, cà phê, chất kích thích là những thứ tuyệt đối mẹ phải kiêng sau khi nhổ răng. Bởi chúng vừa gây ảnh hưởng đến sữa, vừa làm chậm quá trình lành vết thương.

Ngoài ra, mẹ nên kiêng đồ ăn cứng, cay nóng, dai để răng được nghỉ ngơi, không phải hoạt động nhiều.

Trong một số trường hợp chảy máu nhiều không kiểm soát, sốt cao liên tục và đau dữ dội tại vị trí nhổ, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời, tránh viêm nặng.

Thwucs ăn mềm, dễ tiêu được ưu tiên sau khi mẹ nhổ răng. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi mang thai và cho con bú

Để hạn chế tình trạng viêm lợi, viêm nướu và sâu răng sau khi sinh, mẹ cần có chế độ chăm sóc răng miệng đúng cách. Hãy tham khảo hướng dẫn chăm sóc răng miệng cho mẹ khi mang thai và cho con bú dưới đây nhé.

  • Vệ sinh răng miệng: Theo quan niệm, phụ nữ không nên đánh răng sau khi sinh, vì nó sẽ làm yếu chân răng và sưng nướu. Nhưng trên thực tế, để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất, mẹ nên đánh răng 2 lần/ngày, vào buổi sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ. Khi chọn bàn chải, mẹ nên ưu tiên loại lông mềm, không gây cọ xát mạnh và tổn thương chân răng.

  • Bổ sung canxi: Để răng miệng luôn chắc khỏe, mẹ cần bổ sung nhiều canxi trong giai đoạn mang thai và sau sinh. Đồng thời, hãy thêm các thực phẩm giàu canxi vào thực đơn ở cữ của mình mẹ nhé.

  • Súc miệng thường xuyên: Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng bán sẵn tại các hiệu thuốc sẽ giúp diệt khuẩn răng miệng cực kỳ tốt. Vậy nên, mẹ đừng quên súc miệng sau mỗi bữa ăn, tránh tình trạng mảng bám nhé.

Cách chăm sóc răng miệng khi mang thai và sau sinh tốt nhất. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Trong bài viết trên, Monkey đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi: Đang cho con bú có nhổ răng được không? Trên thực tế, việc mẹ có nên nhổ răng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào tình trạng răng miệng và quyết định của nha sĩ. Vậy nên, khi cảm thấy đau nhức, có vấn đề về răng miệng, mẹ hãy đến nha sĩ để được kiểm tra cẩn thận nhất mẹ nhé. Tuyệt đối không được phớt lờ hoặc tự ý sử dụng thuốc giảm đau, sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính mình và em bé.