Cảm Xuyên Hương Có Dùng Được Cho Mẹ Đang Cho Con Bú Không?

Cảm Xuyên Hương Có Dùng Được Cho Mẹ Đang Cho Con Bú Không?

Cảm xuyên hương là loại thuốc trị cảm cúm phổ biến nhất hiện nay. Vậy với mẹ đang cho con bú thì dùng cảm xuyên hương được không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Cảm xuyên hương cho mẹ đang cho con bú có dùng được không? Có tác dụng gì? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

1. Thuốc cảm xuyên hương là gì?

Cảm xuyên hương là thuốc có nguồn gốc thảo dược chuyên trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm. Thuốc là sản phẩm của công ty Cổ phần Dược phẩm Yên Bái bao gồm các thành phần từ dược liệu tự nhiên như xuyên khung, bạch chỉ, hương phụ, quế chi, sinh khương, cam thảo… Trong mỗi viên nang cứng Cảm xuyên hương bao gồm các thành phần có hàm lượng là:

  • Xuyên khung hàm lượng 132 mg
  • Bạch chỉ hàm lượng 165 mg
  • Hương phụ hàm lượng 132 mg
  • Quế chi hàm lượng 6 mg
  • Sinh khương hàm lượng 15 mg
  • Cam thảo bắc hàm lượng 5 mg
  • Các tá dược khác với hàm lượng vừa đủ cho một viên nang cứng.

Dạng bào chế của thuốc Cảm xuyên hương là viên nang cứng được đóng gói trong một hộp gồm 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên thuốc hoặc thuốc được bào chế dạng siro với dung tích mỗi lọ là 60ml.

Đây là bài thuốc có nguồn gốc từ dược liệu nên an toàn cho cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt, thuốc còn sử dụng được cho cả phụ nữ đang cho con bú.

T

Thuốc cảm xuyên hương là bài thuốc trị cảm đông dược dùng cho trường hợp cảm cúm, cảm lạnh

2. Thành phần của thuốc cảm xuyên hương

Thành phần của thuốc cảm xuyên hương có 6 loại dược liệu. Cụ thể như sau:

  • Xuyên khung có vị cay, tính ấm trị phong hàn, đau đầu, cảm sốt
  • Bạch chỉ có vị hơi ngọt, cay, tính ấm trừ phong hàn, hoạt huyết
  • Hương phụ có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và giải nhiệt nhẹ khi sốt
  • Quế chi có vị ngọt, đắng, thơm và tính ấm được dùng cho thể phong hàn của hội chứng ngoại cảnh, thể phong hạn của hội chứng hư
  • Sinh Khương (gừng tươi) có vị cay nồng, tính ấm, không có độc chủ trị nghẹt mũi, cảm lạnh, nhiễm phong hàn
  • Cam thảo bắc được dùng để thanh nhiệt, giải độc, táo nhiệt thương tổn tân dịch, ho khan, họng đau, họng viêm, đinh nhọt sưng độc, trúng độc.

Sự kết hợp của 6 vị dược này vừa chữa triệu chứng vừa trị căn nguyên bệnh (giải cảm). Thuốc được khuyên dùng khi bệnh vừa mới chớm để tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, tránh được các biến chứng do bệnh ủ lâu ngày.

3. Liều dùng lý tưởng khi sử dụng thuốc Cảm Xuyên Hương

Đối với sản phẩm viên nén, sản phẩm được dùng theo liều lượng như sau:

  • Người lớn: mỗi lần uống khoảng 2 – 3 viên, ngày 3 lần.
  • Trẻ em: 1⁄2 liều lượng của người lớn.

Đối với sản phẩm cốm nhai, bạn có thể nhai trực tiếp hay pha với nước ấm. Liều dùng phù hợp cho từng độ tuổi như sau:

  • Từ 6 tháng đến 1 tuổi: mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 gói.
  • Trẻ em từ 1 tuổi đến 5 tuổi: mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói.
  • Trẻ em từ 12 tuổi trở lên và người trưởng thành: mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 gói.

Thuốc cảm xuyên hương dùng được cho cả người lớn và trẻ em

4. Cảm xuyên hương có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?

Theo các chuyên gia, phụ nữ đang cho con bú có thể dùng được cảm xuyên hương. Bởi cảm xuyên hương thực chất được bào chế từ các vị thuốc thiên nhiên nên không làm hại đến trẻ sơ sinh nếu các vị thuốc này có đi vào sữa mẹ, nhưng nếu sử dụng trong một thời gian dài, thuốc có thể làm giảm tiết sữa và tắc tia sữa. Từ đó, bé không nhận đủ lượng sữa cần thiết và buộc mẹ phải cai sữa sớm khiến sức đề kháng bị suy giảm.

Hơn nữa, trong 6 vị thuốc có trong thuốc cảm Xuyên Hương thì mất 5 vị thuốc làm nóng cơ thể, tăng sinh năng lượng, gây cay ôn, từ đó gây nóng cơ thể, tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho những đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai vốn đã nóng trong do lưu lượng tăng đến 30%, lưu lượng tim cao hơn 30 – 40% so với phụ nữ bình thường. Vì vậy, thuốc sẽ làm sức khỏe diễn biến nặng nề, thậm chí là thai nhi chết lưu.
  • Người mắc bệnh cảm nắng, cảm nhiệt sẽ làm tăng nhiệt cơ thể. Vì vậy, đối với những đối tượng cảm do nhiệt cao sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
  • Tương tự như vậy, người bị cao huyết áp, táo bón, bị nóng trong,…cũng nằm trong đối tượng chống chỉ định của thuốc.

Thuốc cảm xuyên hương dùng cho phụ nữ cho con bú có thể làm tắc tia sữa

5. Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Cảm xuyên hương

Cảm xuyên hương là thuốc, không phải là thực phẩm chức năng nên việc sử dụng thuốc phải dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ và phải được bác sĩ chỉ định mới được phép dùng.

  • Thuốc không được dùng cho phụ nữ có thai (vì nguy cơ gây sảy thai là rất lớn).
  • Thuốc có thể dùng cho phụ nữ đang cho con bú và người đang lái xe và vận hành máy móc vì không gây ảnh hưởng gì.

6. Một số cách trị cảm cúm cho phụ nữ đang cho con bú

Để tránh sử dụng thuốc, an toàn cho mẹ và bé, phụ nữ đang cho con bú có thể áp dụng mẹo dân gian sau:

  • Uống trà gừng: Trà gừng là một loại gia vị có thể chống virus rất hiệu quả. Chúng có khả năng tiêu hủy các mầm bệnh trong dạ dày nên bạn hãy uống từ 1 – 2 ly trà gừng mỗi ngày để trị bệnh cảm cúm.
  • Uống nước sắc lá mùi tàu: Lá mùi tàu có mùi thơm, tính ấm, có tác dụng giải cảm ra mồ hôi. Sau khi uống, bạn nên đắp chăn để mồ hôi ra, lau mồ hôi xong cơ thể sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Xông tỏi: Giã nát tỏi và ngửi nhiều lần, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh cảm cúm giảm đi nhanh chóng.
  • Nước sắc tía tô kinh giới: Tía tô và kinh giới là 2 loại rau có tính ấm, trị đau đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh nên sắc nước tía tô và kinh giới để uống khi còn ấm sẽ có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh cảm cúm.
  • Cháo tía tô hành lá: Hành lá có vị cay, tình bình, tan lạnh, thông khí, sát trùng và giải cảm,…Vì thế, sau khi ăn cháo nóng tía tô hành lá xong, bạn đắp một chiếc chăn kín, mồ hôi sẽ ra nhiều hơn, có tác dụng giải cảm cực nhanh.
  • Dùng cháo trứng: Bà bầu nếu như bị cúm nhẹ thì có thể ăn cháo trứng nóng, cùng cới tía tô sẽ giúp chữa trị cảm cúm lại bổ dưỡng cho sức khỏe.
  • Nấu nước vỏ bưởi để xông: Vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm rất tốt. Vỏ bưởi, lá bưởi xông kết hợp sẽ có tác dụng trị cảm cúm, đau đầu.

Trên đây là những thông tin về thuốc cảm xuyên hương. Hy vọng với bài viết này, bạn đã biết thuốc cảm xuyên hương có dùng được cho mẹ đang cho con bú không và dùng như thế nào cho hợp lý, mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.