Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Giải pháp sử dụng an toàn cho chị em

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không là nỗi trăn trở của rất nhiều chị em sau sinh. Paracetamol rất được các bà mẹ ưa chuộng với công dụng hạ sốt, giảm suy nhược sau sinh. Mặc dù vậy, những tác dụng phụ trong thành phần của thuốc gây lo ngại vì ảnh hưởng đến quá trình bú sữa của con.

Tìm hiểu về thông tin của paracetamol

Kể từ năm 1977, Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa paracetamol vào danh mục các dòng thuốc thiết yếu. Được biết đến với tác dụng hạ sốt, loại bỏ suy nhược cơ thể nhưng paracetamol không dùng để chống viêm. Dưới đây là một số thông tin thiết yếu giúp cho các chị em có thể hiểu rõ hơn về thuốc.

Thành phần

Để trả lời cho câu hỏi mẹ cho con bú có uống được paracetamol không, các bà mẹ cần tìm hiểu về thành phần của thuốc. Phần lớn trong paracetamol có chứa acetaminophen. Đây là một hoạt chất được sử dụng trong việc điều trị các bệnh lý như đau đầu, đau cơ, đau khớp, cảm cúm, sốt… Từ acetaminophen có thể điều chế một số loại thuốc như: Panadol, Efferalgan paracetamol, Efferalgan codeine, Hapacol, Tatanol…

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol hay không? Giải pháp sử dụng an toàn cho chị em 1Hoạt chất acetaminophen được sử dụng rộng rãi trong việc điều chế thuốc

Phân loại thuốc

Paracetamol được điều chế và sản xuất trên thị trường theo nhiều loại tùy vào mục đích sử dụng. Và mỗi loại thuốc lại có sự khác biệt về thành phần cũng như công dụng.

  • Dạng sủi: Donodol, Efferalgan hay Panadol 500mg đều là những dòng thuốc paracetamol dạng sủi.
  • Dạng lỏng: Có nhiều chế phẩm khác nhau được các bà mẹ bổ sung như 160mg/5ml, 500mg/5ml. Ngoài ra, các loại siro hạ sốt cho trẻ với liều lượng 160mg/5ml cũng là một dạng paracetamol lỏng phổ biến.
  • Dạng viên nén: Được điều chế dưới dạng các loại thuốc điển hình như Panadol, Paracetamol hay Donodol 500mg.
  • Dạng đặt hậu môn: Paracetamol ở dạng này có sự đa dạng về hàm lượng từ 30mg, 80mg,120mg cho đến 650mg.

Vai trò của thuốc

Có thể nói paracetamol có tác dụng giảm đau nhức nên cực kỳ hiệu quả trong việc hỗ trợ một số chứng bệnh điển hình như:

  • Giảm thiểu đau đầu, đau nửa đầu, đau nhức dữ dội ở dây thần kinh. Cùng với đó là trị liệu cảm giác đau do yếu tố tinh thần, đau lưng, đau họng, đau do kỳ kinh nguyệt…
  • Điều trị cảm giác đau đớn do bong gân, đau do người bệnh có tiền sử thấp khớp, đau thắt lưng, đau nhức cơ, sưng khớp…
  • Paracetamol cũng phát huy tác dụng trong các trường hợp viêm khớp nhẹ. Tuy nhiên, nếu diễn biến của viêm, sưng khớp trở nặng thì việc sử dụng paracetamol không mang lại hiệu quả.
  • Hỗ trợ các ảnh hưởng của biểu hiện sốt hay cảm cúm.

Tác dụng phụ

Không thể phủ nhận rằng thành phần của paracetamol ít nhiều gây ra các tác dụng phụ trong một vài trường hợp. Những người mẫn cảm khi sử dụng paracetamol có thể xuất hiện một số triệu chứng như: Cảm giác khó thở, nổi mề đay, sưng ở một số vùng trên cơ thể như môi, lưỡi, mặt, cổ họng.

Đặc biệt, đã có những khuyến cáo hạn chế sử dụng paracetamol vì xảy ra nhiều trường hợp bệnh nghiêm trọng. Đây là điều mẹ cần lưu ý trước khi quyết định uống paracetamol hay không. Những phản ứng phụ nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ khi uống paracetamol như:

  • Lòng trắng của mắt hay da bị vàng.
  • Trạng thái nước tiểu có màu sẫm, phân có màu đen.
  • Biểu hiện sốt nhẹ sau khi uống paracetamol, bên cạnh đó là cảm giác đau dạ dày, nôn mửa, chán ăn.

Các bà mẹ cho con bú có uống được paracetamol không?

Với những thông tin trên đây thì liệu cho con bú uống paracetamol được không? Câu trả lời là có. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ sau giai đoạn mang thai hoàn toàn có khả năng bổ sung paracetamol. Lượng paracetamol hấp thụ vào sữa mẹ chiếm tỉ lệ rất nhỏ, hoàn toàn không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào đối với trẻ sơ sinh. Cafein có trong thuốc cực kỳ có hại cho hệ thần kinh và kích thích trạng thái nhịp tim của trẻ. Nhưng nếu liều lượng dưới 100mg thì phản ứng xảy ra không quá lo ngại.

Mặc dù được đánh giá cao về mức độ an toàn, các bà mẹ cũng cần lưu ý với những chỉ định của bác sĩ liên quan đến paracetamol. Đồng thời, mẹ nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng… Từ đó bác sĩ mới có thể kê đơn đúng thuốc và đúng liều lượng. Tránh việc lạm dụng quá mức và cẩn trọng với các hoạt chất khác có trong thuốc.

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol hay không? Giải pháp sử dụng an toàn cho chị em 2Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không? Câu trả lời là có

Một số nguyên tắc sử dụng paracetamol đối với mẹ cho con bú

Đến đây có lẽ các chị em đã cảm thấy an tâm với vấn để mẹ cho con bú có uống được paracetamol. Dẫu vậy, mẹ cần phải tuân thủ một số nguyên tắc thiết yếu nhằm đảm bảo tuyệt đối an toàn sức khỏe của cả mẹ và bé:

Nắm rõ thông tin của thuốc

Các bà mẹ nên tìm hiểu lời khuyên của các chuyên gia trước khi tiến hành sử dụng thuốc. Mục đích là phòng tránh trẻ bị nhẹ cân hoặc có vấn đề về sức khỏe. Nhiều trường hợp mẹ nhầm lẫn các sản phẩm kết hợp với codeine, trong khi đây là thành phần không phù hợp với phụ nữ cho con bú.

Nếu trong tình trạng cấp bách và mẹ bắt buộc phải dùng thuốc thì nên giảm thiểu liều lượng ở mức độ thấp nhất có thể, kết hợp với đó là theo dõi phản ứng của trẻ sau khi bú sữa. Nếu nhận thấy các dấu hiệu hôn mê, bú kém, nhịp tim đập chậm… thì ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất.

Liều dùng trong giới hạn cho phép

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol không còn phụ thuộc vào liều dùng ở giới hạn an toàn. Khi đó thì thuốc mới có thể phát huy đủ tác dụng. Vậy liều dùng paracetamol cho phụ nữ cho con bú là bao nhiêu? Theo các chuyên gia, mỗi lần mẹ chỉ nên uống paracetamol không quá 2 viên 500mg và bảo đảm tần suất uống dưới 4 lần/ngày, thời gian dùng liều cách nhau ít nhất 4 – 6 tiếng.

Tuyệt đối không kết hợp với các dòng thuốc khác

Có rất nhiều chế phẩm khác nhau có chứa thành phần paracetamol như các sản phẩm thuốc điều trị đau nửa đầu, ho, cảm cúm. Chuyên gia y tế nhận định rằng việc tự ý kết hợp các loại thuốc sẽ gây nguy cơ sử dụng quá liều. Trong trường hợp mẹ dùng thuốc để điều trị các bệnh lý, hãy hỏi ý kiến của các bác sĩ để tránh xảy ra những rủi ro.

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol hay không? Giải pháp sử dụng an toàn cho chị em 3Tuân thủ nguyên tắc sử dụng paracetamol để phòng tránh hệ lụy không đáng có

Những đối tượng không nên dùng paracetamol

Được đánh giá với hiệu quả đặc trị cao nhưng khi mẹ có tiền sử bệnh lý thì việc sử dụng paracetamol không thực sự khả quan. Không những gây ra các phản ứng ngược đối với sức khỏe mà nguy cơ tử vong cũng rất đáng lo ngại. Đây là tổng hợp một số bệnh lý điển hình được khuyến cáo là cần hạn chế dùng paracetamol:

Suy gan, thận

Những bà mẹ bị suy gan, thận ở mức độ nặng được cảnh báo hàng đầu về việc uống paracetamol. Lý do là bởi thành phần thuốc có thể xâm nhập vào máu và chuyển hóa qua gan theo nhiều dạng. Điều đáng nói là các thành phần này bao gồm độc tố gây hại cho gan, cản trở tiến triển của bệnh.

Thiếu máu

Việc lạm dụng paracetamol trong một thời gian dài sẽ làm giảm lượng hemoglobin dẫn truyền oxy vào máu. Nếu như mẹ có tiền sử thiếu máu, việc đối phó với các biến chứng sẽ càng trở nên phức tạp hơn. Tình trạng thiếu máu ở phụ nữ sau sinh hết sức phổ biến, vì vậy mà chị em cần lưu ý khi bổ sung paracetamol.

Mẹ cho con bú có uống được paracetamol hay không? Giải pháp sử dụng an toàn cho chị em 4Mẹ bị thiếu máu không nên uống paracetamol nhằm phòng ngừa biến chứng

Thiếu hụt men G6PD

Chứng bệnh này thường gặp ở trẻ sơ sinh và rất nguy hiểm nếu trẻ hấp thụ paracetamol thông qua nguồn sữa mẹ. Hậu quả để lại là những tác động xấu đến sức khỏe, trẻ dễ bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn… Chính vì vậy mà mẹ cần kiểm tra kỹ thể trạng của trẻ trước khi quyết định uống paracetamol.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin thiết yếu giúp chị em hiểu hơn về vấn đề mẹ cho con bú có uống được paracetamol không. Nếu như có triệu chứng bất thường nào về sức khỏe, hãy liên hệ với Nhà thuốc Long Châu để tìm ra hướng điều trị mẹ nhé.