Pháp luật quy định như thế nào về chủ doanh nghiệp tư nhân

Khi thành lập doanh nghiệp tư nhân, có rất nhiều kiến thức cần tìm hiểu: Trong đó phải kể đến khái niệm, đặc điểm và đặc biệt phải có cái nhìn so sánh ưu nhược điểm với các loại hình doanh nghiệp khác. Trong bài viết dưới đây, NPLaw sẽ làm rõ chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Các quy định pháp luật mới nhất liên quan đến chủ doanh nghiệp tư nhân.

1. Chủ doanh nghiệp tư nhân là ai?

Theo Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Vậy chủ doanh nghiệp tư nhân là gì? Do doanh nghiệp tư nhân (sau đây viết tắt là DNTN) là mô hình doanh nghiệp một chủ, do duy nhất một chủ thể đứng ra thành lập, tương tư như công ty TNHH một thành viên. Nên cá nhân chính là người làm chủ, sử dụng chính tài sản của mình để đầu tư vào hoạt động kinh doanh, không liên kết và chia sẻ với bất kỳ ai khác.

Là người duy nhất đầu tư vốn và thành lập doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp tư nhân chính là cá nhân duy nhất có quyền quyết định tất cả các vấn đề về cơ cấu, tổ chức quản và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, chủ doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình.

chu doanh nghiep tu nhan chiu trach nhiem 1

Cá nhân Việt Nam, cá nhân người nước ngoài thỏa mãn các điều kiện quy định trong Luật doanh nghiệp 2014, khoản 1 Điều 18 quy định có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Dù chỉ có một chủ nhưng doanh nghiệp tư nhân vẫn là đơn vị mang tính chất một tổ chức kinh tế, có người điều hành quản lý và có người lao động.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có phải là thương nhân không?

Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam không phân loại thương nhân, vì thế việc phân loại chỉ mang tính chất tham khảo. Theo đó, việc phân loại thương nhân được dựa theo những đặc tính sau:

i) Tư cách pháp nhân; ii) Hình thức tổ chức; iii) Chế độ trách nhiệm tài sản; iv) Quốc tịch của thương nhân.

Dựa vào căn cứ tư cách pháp nhân, có thể phân loại thương nhân thành thương nhân có tư cách pháp nhân và thương nhân không có tư cách pháp nhân.Theo pháp luật Việt Nam, để được công nhận là pháp nhân thì một tổ chức cần có đủ những điều kiện cơ bản như được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình và phải nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật. Với tiêu chí phân chia này, thương nhân có tư cách pháp nhân bao gồm các loại công ty được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 là công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần và công ty hợp danh. Thương nhân không có tư cách pháp nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh.

quy dinh ve chu doanh nghiep tu nhan min min

Vậy doanh nghiệp tư nhân hay chủ doanh nghiệp tư nhân là thương nhân? Cần xác định tư cách chủ thể khi thực hiện hành vi thương mại và đối tượng được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để xác định vấn đề này:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp cho doanh nghiệp tư nhân;

Quyền và nghĩa vụ trong hoạt động kinh doanh được quy định cho doanh nghiệp tư nhân

DNTN là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác.

Chỉ trong các quan hệ tố tụng liên quan đến trách nhiệm cuối cùng và cao nhất đối với doanh nghiệp thì chủ DNTN mới là nguyên đơn hoặc bị đơn trước cơ quan tố tụng.

Do vậy, nên xác định tư cách doanh nghiệp tư nhân là thương nhân và thuộc loại thương nhân là tổ chức kinh tế.

2. Quy định về chủ doanh nghiệp tư nhân.

Căn cứ quy định tại Điều 188, Điều 189, Điều 190, Điều 191, Điều 192, Điều 193 Luật doanh nghiệp 2020, quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:

Quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân

– Toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: phương án phát triển công ty; điều hành hoạt động kinh doanh; cơ cấu tổ chức doanh nghiệp; quyết định đầu tư dự án; thuê lao động; bổ nhiệm các chức danh quản lý; việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

– Tự quyết định tăng giảm vốn điều lệ trong doanh nghiệp.

– Thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty,

– Cho thuê doanh nghiệp, bán doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh

– Các quyền khác theo quy định của pháp luật

Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân

– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân

– Bảo đảm các nghĩa vụ thuế cũng như các nghĩa vụ tài chính khác.

– Báo cáo tài chính theo định kỳ

xu ly the nao khi chu doanh nghiep tu nhan chet min min

– Thực hiện thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành cho thuê, bán hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Vai trò của chủ DNTN

Chủ DNTN là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

Chủ DNTN là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Những quyền hạn này của Chủ DNTN được pháp luật thừa nhận và quy định tại Điều 143 Luật doanh nghiệp 2005, Điều 185 Luật doanh nghiệp 2014 và hiện nay là Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020.

3. Điều kiện pháp lý của chủ doanh nghiệp tư nhân

Theo Khoản 3 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020: Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

4. Một số câu hỏi về doanh nghiệp tư nhân

4.1. Chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì quyền của họ xử lý ra sao?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt

3. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân được xử lý theo quy định của pháp luật về dân sự.

Như vậy, nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì tài sản chia theo luật dân sự.

4.2. Chủ doanh nghiệp tư nhân chết nhưng có người thừa kế thì doanh nghiệp tư nhân có bị giải thể hay không?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt như sau:

(2) Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu chủ doanh nghiệp tư nhân chết mà có người thừa kế thì người thừa kế đó có thể trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp có nhiều người thừa kế thì những người thừa kế đó thỏa thuận với nhau để một trong những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân. Nếu họ không thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư nhân đó.

4.3. Chủ doanh nghiệp tư nhân có được kết nạp Đảng không?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục I Hướng dẫn 08-HD/BTCTW năm 2021 quy định như sau:

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với doanh nghiệp tư nhân, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát triển lành mạnh, hiệu quả, bền vững theo quy định của pháp luật; khẳng định kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Thực hiện chủ trương kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân vào Đảng nhằm xây dựng, củng cố, phát triển đội ngũ đảng viên gắn với nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng trong doanh nghiệp tư nhân.

3. Coi trọng chất lượng, bảo đảm chặt chẽ về tiêu chuẩn, điều kiện, nguyên tắc, thủ tục, thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng và các văn bản có liên quan của Đảng.

Như vậy chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn được kết nạp Đảng nếu đáp ứng được các yêu cầu theo quy định.

4.4. Chủ doanh nghiệp tư nhân thuê người khác làm Giám đốc thì ai là người chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân đó?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 về quản lý doanh nghiệp tư nhân như sau:

2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

Theo đó, chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

4.5. Bố là chủ doanh nghiệp tặng doanh nghiệp tư nhân của mình cho con thì có chịu thuế thu nhập cá nhân hay không?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

10. Thu nhập từ nhận quà tặng

Thu nhập từ nhận quà tặng là khoản thu nhập của cá nhân nhận được từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cụ thể như sau:

b) Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân, vốn trong các hiệp hội, quỹ được phép thành lập theo quy định của pháp luật hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh nếu là doanh nghiệp tư nhân, cơ sở kinh doanh của cá nhân.

Vậy, doanh nghiệp tư nhân là tổ chức không có tư cách pháp nhân nên việc tặng cho phần vốn góp trong đó là tặng cho giữa hai cá nhân với nhau (cụ thể ở đây là hai bố con). Theo quy định trên thì đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh là vốn trong doanh nghiệp tư nhân thì phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

5. Dịch vụ tư vấn thường xuyên cho chủ doanh nghiệp tư nhân

Dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên (hay còn gọi là dịch vụ “Luật sư nội bộ” được hiểu là doanh nghiệp có thể yêu cầu Luật sư tư vấn, thực hiện các công việc pháp lý bất cứ khi nào và tại bất cứ nơi nào phát sinh vấn đề trong hoạt động kinh doanh của mình. Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng có thể an tâm giao toàn bộ công việc pháp lý của bạn hoặc Công ty cho NPLaw, bao gồm:

– Kiểm tra, rà soát các vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp;

– Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống hợp đồng và các văn bản liên quan đến quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng, cung cấp bộ hợp đồng mẫu;

– Tư vấn, soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp: Thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, các thủ tục về Sở hữu trí tuệ, đăng ký tài sản doanh nghiệp…;

– Tư vấn thủ tục chia, tách, sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn thủ tục mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần;

– Tư vấn về Điều chỉnh, sửa đổi hệ thống văn bản chính sách quản lý lao động;

– Tư vấn các chính sách thuế, các thủ tục thuế cho doanh nghiệp;

– Tư vấn về thủ tục đấu thầu, đấu giá và tham gia đấu thầu, đấu giá, Tư vấn về thủ tục hải quan, Tư vấn về thủ tục lưu thông hàng hóa trong nước.

– Tư vấn và hòa giải các tranh chấp nội bộ trong Công ty, tranh chấp với khách hàng.

NPLaw chúng tôi tiếp nhận, cung cấp dịch vụ pháp lý giải quyết tất cả những nội dung pháp lý nêu trên từ tư vấn cho đến trực tiếp tham gia giải quyết vụ việc với vai trò như một bộ phận pháp chế của doanh nghiệp một cách đúng nghĩa. Quý Khách hàng có thể hoàn toàn an tâm giao toàn bộ các công việc pháp lý bởi Chúng tôi luôn cam kết tất cả các thông tin của doanh nghiệp có được trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ sẽ được bảo mật một cách tuyệt đối.

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú

Hotline: 0913 449968

Email: legal@nplaw.vn