– Nguyễn Tuân (1910- 1987)
– Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho khi Hán học đã suy tàn
Bạn đang xem: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) – Hoàn cảnh sáng tác, Dàn ý phân tích tác phẩm
– Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công ông đến với cách mạng, tự nguyện dùng ngòi bút phục vụ hai cuộc kháng chiến
– Nguyễn Tuân là nhà văn tài hoa , thích xê dịch, sang trọng lịch lãm, phóng túng và rất ngông
– Các tác phẩm chính: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương (1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1960),……
– Phong cách nghệ thuật: tài hoa uyên bác độc đáo
+ Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời tôn thờ và tận hiến cho cái đẹp
+ Với niềm đam mê khám phá mọi vật đến kì cùng thông tỏ Nguyễn Tuân đã huy động vốn kiến thức uyên bác của mọi lĩnh vực đời sống như âm nhạc, hội họa, điêu khắc, thể thao,…..
+ Nguyễn Tuân luôn thay đổi thực đơn cho các giác quan, ham mê những cái mới lạ, phi thường tuyệt đỉnh, tuyệt đối
+ có nhiều sáng tạo độc đáo trong việc dùng từ đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ
1. Xuất xứ
– Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn sau được tuyển in trong tập Vang bóng một thời
– Vang bóng một thời in lần đầu năm 1940 gồm 11 truyện ngắn kết tinh tài năng tâm huyết của nhà văn, là văn phẩm đạt đến sự toàn thiện toàn mĩ
2. Bố cục
– Phần 1 (Từ đầu đến để mai ta dò ý tứ hắn ra sao rồi sẽ liệu): cuộc trò truyện giữa viên quản ngục và thầy thơ lại về Huấn Cao, tâm trạng của viên quản ngục
– Phần 2 (tiếp theo đến thiếu một chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ): cuộc nhận tù nhân và sự đối xử đặc biệt của viên quản ngục dành cho Huấn Cao cùng tấm lòng ngưỡng mộ của viên quản ngục với Huấn Cao.
– Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ
3. Tóm tắt
Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Khi trát gửi đến nhà tù, biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho thầy thơ lại bảo người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt viên quản ngục, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông đã quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi ông bị xử chém. Trong đêm cho chữ, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, ông Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho “thiên lương” trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông Huấn Cao một cách kính cẩn “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
4. Giá trị nội dung
– Qua truyện ngắn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao- môt con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước
5. Giá trị nghệ thuật
Xem thêm : Review dầu gội Sunsilk có tốt không? Nên mua loại nào?
– Tác phẩm thể hiện tài năng độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc tạo dựng tình huống truyện độc đáo; trong nghệ thuật dựng cảnh, khắc họa tính cách nhân vật, tạo không khí cổ kính, trang trọng; trong việc sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình
1. Nghệ thuật thư pháp
– Có truyền thống lâu đời ở phương Đông
– Ở Việt Nam , thời phong kiến thư pháp khá phát triển
– Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa người Việt thể hiện tài hoa, tâm hồn, nết người, bản lĩnh,… của người viết
– Người chơi chữ phải có trình độ văn hóa và khiếu thẩm mĩ, biết thưởng thức cái đẹp của chữ, cái sâu của nghĩa
2. Tình huống truyện đặc biệt
– Huấn Cao- một tử tù chờ ngày ra pháp trường và viên quản ngục tình cờ gặp nhau hiểu lầm nhau và rồi trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao tỉnh Sơn nơi quản ngục làm việc
– Chính tình huống đặc biệt đôc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở trong nơi bóng tối bao trùm, cái ác ngự trị
– Bút pháp lãng mạn, lí tưởng hóa được sử dụng thành công
3. Vẻ đẹp các nhân vật
a. Hình tượng nhân vật Huấn Cao
♦ Huấn Cao là người nghệ sĩ tài hoa
– Là người có tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp. Hơn thế mỗi con chữ của Huấn Cao còn chứa đựng khát vọng, hoài bão tung hoành cả đời người
– Có được chữ ông Huấn là có được báu vật ở đời
⇒ Ca ngợi nét tài hoa của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật của mình: kính trọng những con người tài hoa tài tử, trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc
♦ Khí phách hiên ngang
– Thể hiện rõ nét qua các hành động: dỗ gông, thảm nhiên nhận rượu thịt
– Trong mọi hoàn cảnh khí phách hiên ngang ấy vẫn không thay đổi
♦ Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả
– Quan niệm cho chữ: trừ chỗ tri kỉ ngoài ra không vì vàng bạc châu báu mà cho chữ
– Đối với quản ngục:
Xem thêm : Người bệnh nên uống gì để lưu thông máu huyết? Top 8 thức uống giúp lưu thông máu
+ khi chưa hiểu tấm lòng quản ngục Huấn Cao cho hắn là kẻ tiểu nhân tỏ ra khinh biệt
+ khi nhận ra tấm lòng quản ngục Huấn Cao không những cho chữ mà còn coi quản ngục là tri âm tri kỉ
⇒ Huấn Cao là hình tượng có vẻ đẹp uy nghi giữa tài và tâm của người nghệ sĩ, của bậc anh hùng tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang lẫn liệt
b. Hình tượng nhân vật quản ngục
– Một tấm lòng biệt nhỡn liên tài
– Có sở thích cao quý chơi chữ
c. Cảnh cho chữ: Cảnh tượng xưa nay chưa từng có
– Không gian: ngục tối ẩm ướt, bẩn thỉu
– Thời gian: đêm khuya
– Dấu hiệu:
+ người cho chữ là tử tù, người xin chữ là quản ngục
+ người cho chữ mất tự do cổ đeo gông chân vướng xiềng trong khi quản ngục- người xin chữ khúm núm bị động
+ tử tù lại là người khuyên quản ngục
– Sự hoán đổi ngôi vị
+ ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao: cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương
+ tác dụng: cảm hóa con người
⇒ Điều lạ lùng ở đây không chỉ là thú chơi chữ tao nhã, thanh cao được thể hiện ở nơi tối tăm bẩn thỉu, người trổ tài là kẻ tử tù mà đặc biệt hơn là trong chốn lao tù tối tăm ấy cảnh cho chữ là sự thăng hoa của cái tài, cái đẹp, người tử tù sắp chết lại cảm hóa được người coi tù. Chính những điều này đã tạo nên hào quang rực rỡ, bất tử cho hình tượng Huấn Cao
4. Nghệ thuật
– Xây dựng hình tượng nhân vật qua tình huống truyện éo le, oái oăm đầy kịch tính
– Khai thác triệt để bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản để lí tưởng hóa vẻ đẹp nhân vạt đến mức phi thường
– Ngôn từ cổ kính trang trọng giàu chất tạo hình, gợi cảm
Loạt bài Tác giả – Tác phẩm Văn lớp 11 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 11.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp