- Chu vi hình chữ nhật lớp 4: Tổng hợp kiến thức và bài tập tính chu vi hay nhất
- Tâm đường tròn nội tiếp, ngoại tiếp tam giác xác định như nào?
- Những loại trái cây tốt cho da mụn bạn nên ăn hàng ngày
- Phần mềm trình chiếu có chức năng gì? Khám phá các công cụ đắc lực cho bài thuyết trình của bạn
- Kim loại tác dụng với H2SO4 loãng
1- Khái quát về chủ thể của quan hệ pháp luật
Một trong những đặc trưng của quan hệ pháp luật là tính xác định của cơ cấu chủ thể. Điều này thể hiện ở hai khía cạnh:
Bạn đang xem: Chủ thể của quan hệ pháp luật
Thứ nhất, xác định loại chủ thể tham gia quan hệ pháp luật. Nhà nước xác định cá nhân, tổ chức được tham gia hay không được tham gia những quan hệ pháp luật nào. Chẳng hạn, có những quan hệ pháp luật, chủ thể tham gia luôn là cá nhân (ví dụ, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình), có những quan hệ pháp luật, một bên chủ thể luôn là cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền (ví dụ, quan hệ pháp luật giải quyết khiếu nại)…
Thứ hai, xác định điều kiện để tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể quan hệ pháp luật. Đối với từng loại (nhóm) quan hệ pháp luật khác nhau, nhà nước xác định các điều kiện cụ thể khác nhau. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, để tham gia quan hệ pháp luật bầu cử, công dân Việt Nam phải đủ 18 tuổi trở lên, để tham gia quan hệ ứng cử, công dân Việt Nam phải đủ 21 tuổi trở lên…
Các cá nhân, tổ chức trong xã hội thường không thể tham gia vào tất cả các mối quan hệ pháp luật. Tùy cá nhân, tổ chức, xuất phát từ khả năng của họ, pháp luật quy định họ có thể được tham gia vào những mối quan hệ pháp luật nhất định nào đó. Khi cá nhân, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật quy định và tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể thì họ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật đó.
Điều kiện do pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ chức để họ có thể tham gia vào quan hệ pháp luật gọi là năng lực chủ thể, bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật.
Năng lực pháp luật là khả năng có quyền, nghĩa vụ pháp lý do nhà nước quy định cho các cá nhân, tổ chức nhất định.
Năng lực pháp luật là khả năng mà pháp luật quy định đối với các cá nhân, tổ chức có thể được tham gia quan hệ pháp luật nào. Khả năng này thể hiện ở quy định về các điều kiện khác nhau đối với từng quan hệ pháp luật. Năng lực pháp luật không phải là thuộc tính tự nhiên mà do nhà nuớc quy định cho chủ thể. Trên thục tế, các nhà nước khác nhau có thể có quy định khác nhau về năng lực pháp luật của chủ thể quan hệ pháp luật. Năng lực pháp luật là thuộc tính không tách rời của chủ thể vì khi xác định một thực thể có phải là chủ thể của quan hệ pháp luật thì trước tiên thực thể đó phải có năng lực pháp luật.
Năng lực pháp luật có thể coi là phần tối thiểu trong năng lực chủ thể. Trong một số quan hệ pháp luật, chủ thể chỉ có năng lực pháp luật và họ tham gia vào quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể thụ động. Tính thụ động được thể hiện là chủ thể không tự tạo ra cũng như không thể tự mình thực hiện được các quyền và nghĩa vụ pháp lý. Chẳng hạn, đứa trẻ được thừa kế tài sản khi bố, mẹ chết. Xét trong mối quan hệ thừa kế này, đứa trẻ chỉ có năng lực pháp luật, nó không thể tự mình thực hiện được các hành vi nhất định. Do vậy, các quyền, lợi ích họp pháp của đứa trẻ được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp của nó.
Năng lực hành vi pháp luật là khả năng mà nhà nước thừa nhận cho các cá nhân, tố chức hằng hành của mình tự xác lập và thực hiện các qưyền và nghĩa vụ pháp lý.
Năng lực hành vi pháp luật là khả năng của cá nhân, tổ chức tự bản thân mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước đã quy định. Nói cách khác, khi cá nhân hoặc tổ chức có năng lực pháp luật, có thể được tham gia quan hệ pháp luật nào đó thì họ phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý trong quan hệ pháp luật đó.
Một người được coi là có năng lực hành vi pháp luật khi họ biết cách xác lập hành vi trong một quan hệ pháp luật cụ thể, biết tự mình thực hiện được các hành vi mà mình đã xác lập và có khả năng độc lập chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Khi xem xét năng lực hành vi của chủ thể là cá nhân, người ta xem xét ba phưong diện chủ yếu là độ tuổi, khả năng nhận thức và tình trạng sức khỏe, thể lực.
Có năng lực hành vi pháp luật, chủ thể sẽ chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật và tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trên thực tế. Chẳng hạn, trong quan hệ pháp luật về thừa kế, nếu người được hưởng thừa kế đã thành niên, tinh thần minh mẫn thì họ có đủ khả năng tự mình tham gia quan hệ này, tự thực hiện các hành vi nhất định theo quy định của pháp luật.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi pháp luật, không thể có chủ thể quan hệ pháp luật không có năng lực pháp luật mà lại có năng lực hành vi pháp luật. Nói cách khác, một người không có năng lực pháp luật thì không thể là chủ thể của quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, một cá nhân, tổ chức nếu chỉ có năng lực pháp luật mà không có năng lực hành vi pháp luật thì không thể tham gia độc lập vào các quan hệ pháp luật.
Các nhà nước khác nhau có những quy định khác nhau về năng lực chủ thể pháp luật. Khi đó, những điều kiện quy định cho cá nhân, tổ chức được tham gia vào các mối quan hệ pháp luật là khác nhau. Chẳng hạn, dưới chế độ phong kiến, phụ nữ có năng lực chủ thể rất hạn chế nên rất nhiều mối quan hệ pháp luật họ không được tham gia. Các quan hệ pháp luật khác nhau có những tiêu chuẩn khác nhau về năng lực chủ thể. Do vậy, khi đánh giá năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật của chủ thể phải gắn vào từng quan hệ pháp luật cụ thể. Một chủ thể có thể đủ điều kiện tham gia quan hệ pháp luật này nhưng không đủ điều kiện tham gia quan hệ pháp luật khác.
– Chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm cá nhân và tổ chức:
Chủ thể là cá nhân bao gồm công dân nước sở tại, công dân nước ngoài và người không quốc tịch.
Công dân nước sở tại là người mang quốc tịch của nhà nước đó. Đây là loại chủ thể phổ biến và chủ yếu trong các quan hệ pháp luật. Tùy theo năng lực chủ thể của mình, họ có thể tham gia vào những mối quan hệ pháp luật nào đó. Chỉ có nhà nước và trong những điều kiện cụ thể do pháp luật quy định mới có quyền hạn chế năng lực chủ thể của công dân. Đối với năng lực chủ thể của công dân cần lưu ý một số điểm sau:
Năng lực pháp luật của công dân xuất hiện kể từ khi công dân sinh ra và chỉ mất đi khi người đó chết. Năng lực pháp luật được mở rộng dần dần phụ thuộc vào độ tuổi, sự phát triền về thể lực và trí lực của công dân. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật Việt Nam, năng lực pháp luật dân sự xuất hiện từ khi đứa trẻ được sinh ra, nhưng năng lực pháp luật về bầu cử xuất hiện khi công dân đủ mười tám tuổi.
Năng lực hành vi pháp luật của công dân thường xuất hiện muộn hơn so với năng lực pháp luật. Nó chỉ xuất hiện khi công dân đã đạt đến độ tuổi nhất định và đáp ứng những tiêu chuẩn do pháp luật quy định.
Tùy nhóm quan hệ pháp luật cụ thể mà pháp luật có thể quy định độ tuổi cụ thể được coi là xuất hiện năng lực hành vi pháp luật. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, người chưa đủ sáu tuổi là người không có năng lực hành vi dân sự, người đủ sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi được coi có năng lực hành vi dân sự .hạn chế, họ có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật về tài sản có giá trị thấp, nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù họp lứa tuổi, người đủ mười tám tuổi trở lên là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, họ có thể được tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự nói chung. Bên cạnh những quy định trên, pháp luật còn có những quy định khác để công nhận năng lực hành vi pháp luật của chủ thể như về sức khỏe, thể lực, trình độ chuyên môn…
Thực tế cho thấy, không phải mọi chủ thể của quan hệ pháp luật đều có thể chủ động tham gia vào các quan hệ pháp luật và tự thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Đây là những trường hợp chủ thể của quan hệ pháp luật không có hoặc không đủ năng lực hành vi pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật cụ thể. Khi đó, việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ phải thông qua hoạt động của các cá nhân hoặc tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Công dân nước ngoài là người mang quốc tịch nhà nước khác nhưng đang có mặt ở nước sở tại. Người không quốc tịch là người không mang quốc tịch của một nhà nước nào. Công dân nước ngoài và người không quốc tịch có thể trở thành chủ thể của một số quan hệ pháp luật nhất định. Trong sự phát triển chung của xã hội, do các mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia và các hoạt động kinh tế xã hội dẫn đến sự xáo động dân cư là tất yếu.
Hiện nay, số lượng công dân nước ngoài, người không có quốc tịch đến sinh sống tại một quốc gia là đáng kể. Họ được tham gia vào nhiều mối quan hệ pháp luật như công dân của nước sở tại. Tuy nhiên, pháp luật của các nước đều có các quy định hạn chế sự tham gia của họ vào một số quan hệ pháp luật nhất định.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
2- Các thành phần của chủ thể của quan hệ pháp luật
Chủ thể là tổ chức bao gồm pháp nhân và các tổ chức không được coi là pháp nhân. Tổ chức là tập thể người liên kết chặt chẽ với nhau để thực hiện các hoạt động chung nhằm đạt được những mục đích nào đó. Trong xã hội có nhiều loại tổ chức khác nhau, nó được tham gia vào các mối quan hệ pháp luật khác nhau.
[a] Pháp nhân.
Pháp nhân là khái niệm dùng để chỉ những tổ chức đáp ứng những điều kiện do pháp luật quy định. Pháp luật của các nước đều quy định các điều kiện để được coi là một pháp nhân. Chẳng hạn, theo quy định của pháp luật Việt Nam, để được công nhận là pháp nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện sau:
Xem thêm : Giải đáp thắc mắc: 1 hộp sữa tươi có đường bao nhiêu calo?
Là tổ chức hợp pháp, nghĩa là nó có thể do nhà nước thành lập, thừa nhận hoặc cho phép thành lập và có tên gọi riêng.
Có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh, thể hiện ở sự tồn tại của cơ quan lãnh đạo và các bộ phận cấu thành của nó. Toàn bộ hoạt động của pháp nhân đặt dưới sự chỉ đạo của cơ quan lãnh đạo và chính cơ quan lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của pháp nhân.
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Sự tồn tại của tài sản riêng thể hiện ở quyền sở hữu của pháp nhân đối với tài sản đó. Bằng tài sản riêng, pháp nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình.
Nhân danh tổ chức tham gia vào các quan hệ pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh từ mọi hoạt động của tổ chức.
Khác với năng lực chủ thể của cá nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân phát sinh đồng thời và tồn tại tương ứng cùng với thời điểm thành lập và giải thể pháp nhân.
Pháp nhân được chia thành nhiều loại, tùy thuộc vào năng lực chủ thể, chúng được tham gia vào các mối quan hệ pháp luật khác nhau. Bên cạnh pháp nhân trong nước còn có thể có pháp nhân nước ngoài. Thông thường, pháp nhân nước ngoài cũng có thể được tham gia vào các quan hệ pháp luật như pháp nhân trong nước, trừ trường họp đặc biệt pháp luật không cho phép pháp nhân nước ngoài tham gia.
[b] Tố chức không phải là pháp nhân.
Những tổ chức hợp pháp nhưng không thỏa mãn các điều kiện để được công nhận là pháp nhân (chẳng hạn, theo quy định của pháp luật Việt Nam, các tổ hợp tác, hộ gia đình, các doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị thành viên của pháp nhân…) cũng được tham gia vào những quan hệ pháp luật nhất định. Tuy nhiên, so với pháp nhân, sự tham gia của các tổ chức không được coi là pháp nhân thường có sự hạn chế hơn.
[c] Nhà nước.
Để thực hiện việc quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, nhà nước phải trực tiếp tham gia vào một số mối quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể đặc biệt. Tuy nhiên, nhà nước chỉ tham gia vào những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất, chẳng hạn, quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật về sở hữu nhà nước… Nhà nước tự quyết định loại quan hệ pháp luật mà nhà nước sẽ tham gia và tự quy định cho mình các quyền, nghĩa vụ trong các quan hệ đó. Nhà nước tham gia vào các quan hệ này nhằm bảo vệ những lợi ích cơ bản nhất của nhà nước và xã hội.
Vấn đề chủ thể của quan hệ pháp luật sẽ được nghiên cứu cụ thể hơn trong mỗi ngành luật cụ thể.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng hôn nhân chi tiết
3- Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
[a] Bài viết Chủ thể của quan hệ pháp luật được chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
[b] Bài viết Chủ thể của quan hệ pháp luật có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
[c] Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý, hoặc thuê luật sư tư vấn cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: (024) 66 527 527, E-mail: info@everest.org.vn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp