Chưa đăng ký kết hôn con mang họ ai? Mang họ cha được không?

Video chưa đăng ký kết hôn con có được mang họ bố không

Xã hội ngày càng phát triển, xu thế hội nhập hóa giúp suy nghĩ, tư tưởng của con người trở nên hiện đại, phóng khoáng hơn, bao gồm cả vấn đề có con trước khi đăng ký kết hôn. Một trong những câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc và đặt ra là chưa đăng ký kết hôn con mang họ ai? Con có thể mang họ cha hay không? Bài viết dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời giải đáp cho vấn đề này.

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

1. Quyền và nghĩa vụ của giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ với con cái:

– Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề kết hôn thông qua việc ban hành Luật hôn nhân và gia đình.

– Khi đăng ký kết hôn, các cá nhân sẽ bị ràng buộc với về pháp luật với quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo đó, vợ và chồng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ với nhau trong mối quan hệ hôn nhân này. Hôn nhân xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cuộc hôn nhân đó theo luật hôn nhân và gia đình 2014. Cụ thể như sau:

+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định pháp luật.

+ Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng theo quy định pháp luật được tôn trọng và bảo vệ.

+ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

+ Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

+ Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.

Như vậy, hôn nhân xác lập hôn nhân giữa vợ và chồng. Khi đăng ký kết hôn, hai bên sẽ phải chịu trách nhiệm với nhau, cùng nhau tuân thủ quyền lợi của đối phương và thực hiện nghĩa vụ của bản thân với đối phương và cuộc hôn nhân đó.

– Một trong những vấn đề quan trọng nhất, phát sinh, hình thành trong hôn nhân đó là con cái. Về mặt tình cảm, con cái là kết tinh tình yêu của vợ và chồng, là cơ sở gắn bó hạnh phúc gia đình thêm bền chặt. Về mặt pháp lý, con cái là đối tượng mà vợ và chồng phải chịu trách nhiệm trong hôn nhân của mình. Cả vợ và chồng đều phải nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng con. Đây là quy quy định bắt buộc. Nó không chỉ đảm bảo việc bảo vệ quyền con người, mà là cơ sở nền tảng để xây dựng, phát triển con người, bởi trẻ em là mầm non, tương lai của nước nhà. Trẻ em được nuôi dưỡng, giáo dục tốt sẽ góp phần hình thành nên một xã hội văn minh, giàu mạnh và phát triển.

2. Xác định họ cho con khi chưa đăng ký kết hôn:

– Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, khi không đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ sẽ không phát sinh nghĩa vụ vợ chồng với nhau về mặt pháp luật. Tài sản riêng, hai bên không có sự chung đụng. Tuy nhiên, về mặt con chung, hai bên vẫn có nghĩa vụ và trách nhiệm. Cụ thể, bố và mẹ có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con. Hay nói cách khác, về con chung, kể cả chưa kết hôn, bố và mẹ đều phải có trách nhiệm ngang nhau. Hay nói cách khác, nam nữ không đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với con cái thì như khi có đăng ký kết hôn. Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Nếu không có thể bị phạt.

– Hiện nay, vấn đề chưa kết hôn mà có con diễn ra khá phổ biến. Xã hội ngày càng hiện đại, suy nghĩ của con người ngày càng phóng khoáng và cởi mở. Do đó, vấn đề sống thử diễn ra thường xuyên, phổ biến ở giới trẻ. Kết quả của việc sống thử cũng như vấn đề yêu đương giữa nam và nữ là có con khi chưa đăng ký kết hôn. Thực tế, có rất nhiều trường hợp sau khoảng thời gian yêu đương, chung sống với nhau, nữ giới có thai. Song hai người chia tay nhau, nữ giới sinh con ra. Khi đăng ký khai sinh cho con, họ để con mang họ mình, bỏ trống mục cha. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp hai người yêu nhau, có con với nhau, chỉ là chưa đăng ký kết hôn. Do đó, sau khi đứa trẻ ra đời, một câu hỏi được rất nhiều quan tâm là em bé mang họ ai và có được mang họ của cha hay không?

– Pháp luật không quy định rằng con sinh ra bắt buộc phải mang họ của mẹ hay của cha. Do đó, việc xác định họ cho con dựa trên ý chí, thỏa thuận của bố và mẹ. Tuy nhiên, xét theo tập quán, truyền thống tín ngưỡng của người Việt Nam từ bao đời nay, con sinh ra thường mang họ bố. Tất nhiên ở đây phải có sự đồng ý của người mẹ. Hay nói cách khác, việc đặt tên họ cho con dựa trên sự thỏa thuận, đồng ý của cả bố và mẹ.

– Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định khi yêu cầu đăng ký khai sinh cho con nếu bố mẹ đã kết hôn thì phải nộp kèm giấy đăng ký kết hôn. Nếu chưa đăng ký kết hôn thì trẻ sẽ được khai sinh theo diện chưa xác định được cha. Tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định khi đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha thì họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con sẽ theo mẹ. Phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh sẽ để trống. Về nguyên tắc, việc khai sinh cho con mà vợ, chồng chưa đăng ký kết hôn thì vẫn có thể khai sinh cho con theo họ của người cha. Trong trường hợp này cần phải làm thủ tục cha nhận con trước, sau đó mới khai sinh cho con. Tức người cha phải tiến hành làm thủ tục nhận con, xác định quan hệ cha con trước. Sau đó mới có thể tiến hành làm giấy khai sinh cho con mang họ cha.

– Khoản 1 Điều 25 Luật hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con, người cha muốn nhận con phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt. Ngoài ra, Điều 14 Thông tư 4/2020/TT-BTP quy định về chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con, theo đó, : Để chứng minh quan hệ cha con, người cha phải có văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.

Ví dụ: Anh Phạm Văn A, 29 tuổi và chị Nguyễn Thị K, 26 tuổi, yêu nhau và sống thử với nhau từ năm 2018. Đến đầu năm 2021, chị K mang thai. Tuy nhiên, do dịch bệnh nên hai người chưa tổ chức đám cưới. Anh A có nói đến việc đăng ký kết hôn trước rồi hết dịch sẽ tổ chức đám cưới. Nhưng chị K không đồng ý, chị muốn chỉ khi được tổ chức đám cưới đàng hoàng chị mối tiến hành đăng ký kết hôn. Cuối năm 2021, chị K sinh em bé. Hai vợ chồng đăng ký khai sinh cho con, để con có thể mang họ bố, anh A đã phải làm xác nhận quan hệ cha con với cháu bé. Khi làm xác nhận cha con xong, hai người tiến hành làm giấy đăng ký khai sinh cho con mang họ cha.