1. Điều kiện để người lái xe được phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông
Điều 58 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông:
“1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Bạn đang xem: Lái xe khi chưa đủ tuổi bị phạt bao nhiêu tiền?
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”
Theo quy định trên thì có ba điều kiện mà người lái xe khi tham gia giao thông phải đáp ứng:
– Về độ tuổi
– Về sức khỏe
– Về việc có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được điều khiển
Ngoài ba điều kiện kể trên, người lái xe khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải mang theo đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định. Những giấy tờ đó sẽ chứng minh người lái xe đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông và chứng minh được phương tiện tham gia giao thông của mình là hợp pháp.
Xem thêm : TOP 10 trò chơi Trung thu cho bé cực hay,cực vui nhộn khiến các em thích mê
Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ quy định về tuổi của người lái xe:
“1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.”
Như vậy, với những loại xe khác nhau thì sẽ có mức tuổi tối thiểu khác nhau. Hơn nữa pháp luật chỉ quy định về mức tuổi của người lái xe đối với các loại xe gắn máy, mô tô, ô tô, ô tô tải, xe kéo.
2. Mức phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe
Hiện nay mức xử phạt đối với người chưa đủ tuổi lái xe quy định tại Khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021 sửa đổi Điều 21 Nghị định 100/2019 như sau:
“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
…
Xem thêm : Văn hoá làng- xã
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
…
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.
….”.
Có thể thấy đối với mức phạt trên thì pháp luật vẫn đang hướng tới răn đe các đối tượng chưa đủ tuổi này mà không quá đề cao mức phạt. Tuy sau khi sửa đổi mức phạt đã tăng lên nhưng so với hậu quả có thể gây ra thì mức phạt cũng còn thấp. Phần vì những đối tượng này còn nhỏ và thường phụ thuộc vào tài chính của cha mẹ nên pháp luật quy định ở mức phạt như vậy để răn đe, dạy bảo các đối tượng này mà thôi.
Tuy nhiên, trên thực tế, các đội tượng chưa đủ tuổi này khi điều khiển phương tiện thường có các hành vi lái xe không an toàn như lạng lách, đánh võng,… tuy đã có mức xử phạt riêng đối với các hành vi này. Nhưng khi đối tượng chưa đủ tuổi đồng nghĩa với việc chưa có giấy phép lái xe và sẽ là những đối tượng không hiểu rõ các quy định của pháp luật về giao thông đường bộ. Do đó, có thể thấy được với mức phạt như trên thì pháp luật đang còn quá “nuông chiều” các đối tượng nhỏ tuổi này.
3. Mức phạt đối với hành vi giao xe cho người chưa đủ tuổi lái xe
Vì người chưa đủ tuổi lái xe thường sẽ không phải là chủ của phương tiện đó nên phát luật quy định thêm hình phạt đối với chủ phương tiện để chủ phương tiện có trách nhiệm hơn trong việc quản lý phương tiện của mình theo Điểm đ Khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:
“Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng).”
Chủ phương tiện khi giao xe cho người khác sử dụng thì thường là quen biết những người đó. Hoặc nếu ho thuê thì phải kiểm tra giấy tờ của người đó rồi mới quyết định cho thuê. Do vậy sẽ biết rõ người mượn/thuê đó có đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông hay không. Việc họ biết người kia không đủ điều kiện nhưng vẫn cho mượn/thuê xe để sử dụng như vậy là đang ủng hộ cho việc vi phạm pháp luật. Hơn nữa nếu chủ xe không cho mượn/thuê thì người đó sẽ không thể có hành vi vi phạm pháp luật được. Do đó, họ cũng phải chịu trách nhiệm đối với hành vi cho phép người khác sử dụng xe của mình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp