Câu trần thuật là gì? Chức năng và ví dụ về câu trần thuật Ngữ văn 8

1. Câu trần thuật là gì?

Trần thuật nghĩa là trần thuật lại sự việc sự kiện đã diễn ra. Câu trần thuật là dạng câu được sử dụng với mục đích kể để xác nhận, miêu tả, thông báo, nhận định về những hiện tượng, hoạt động, trạng thái và tính chất của sự vật, sự việc thay đổi hiện tượng nào đó.

Trong giao tiếp, câu trần thuật được nói với giọng bình thường hoặc có thể xem các từ ngữ biểu cảm. Nhưng mục đích của câu trần thuật không thay đổi, nhìn chung mục đích thường sử dụng nhất của câu trần thuật là để kể. Vì vậy câu trần thuật hay còn được gọi là câu kể.

2. Đặc điểm của câu trần thuật

  • Câu trần thuật là câu cơ bản nhất và được sử dụng phổ biến thông dụng nhất trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
  • Câu trần thuật được mở đầu bằng chữ cái in hoa và kết thúc bằng dấu chấm. Nhưng trong một số trường hợp câu trần thuật có thể kết thúc bằng dấu chấm than để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm hoặc dấu chấm lửng để nhấn mạnh sự suy ngẫm.
  • Câu trần thuật có chức năng chính dùng để kể, thông báo nhận định miêu tả. Bên cạnh đó câu trần thuật có thể dùng để yêu cầu, đề nghị hay để bộc lộ tình cảm. Tuy nhiên đây không phải là chức năng chính của câu trần thuật nên khi sử dụng câu trần thuật với mục đích này cần tránh nhầm lẫn với các kiểu câu khác.

3. Câu trần thuật đơn và câu trần thuật ghép

Khi chúng ta cần truyền tải hành động hoặc nhiều thông tin chúng ta thường sử dụng đến câu trần thuật. Có hai loại câu trần thuật đó là câu trần thuật đơn và câu trần thuật ghép.

3.1. Câu trần thuật đơn

Câu trần thuật đơn là câu trần thuật có một mệnh đề độc lập và không có mệnh đề nào khác. Bao gồm chủ ngữ và vị ngữ. Câu trần thuật đơn có từ “là” là loại câu do một cụm chủ ngữ vị ngữ tạo thành, dùng để giới thiệu tả hoặc kể về một sự việc sự vật hay để nêu một ý kiến. Câu trần thuật đơn không có từ “là” vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành. Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định nó kết hợp với các từ “không”, “chưa”.

Đặc điểm của câu trần thuật đơn rất đơn giản không phức tạp hay có nhiều thành phần tạo thành câu như câu nghi vấn, câu cảm thán. Đây là kiểu câu cơ bản nhất được sử dụng nhiều nhất trong giao tiếp hàng ngày và trong cả văn viết. Câu trần thuật đơn chỉ có một chủ ngữ và một vị ngữ được mở đầu bằng chữ cái in hoa và kết thúc bằng dấu chấm để nhấn mạnh về sự chắc chắn của vấn đề vừa được đề cập và kết thúc bằng dấu chấm lửng để nhấn mạnh sự vật sự việc cần phải suy ngẫm. Câu trần thuật đơn có chức năng thể hiện ngay trên tên của nó. Câu trần thuật đơn có chức năng chính dùng để kể thông báo, nhận định, miêu tả về một sự vật hiện tượng hay sự kiện một việc lạ nào đó.

3.2. Câu trần thuật ghép

Câu trần thuật ghép là câu có từ hai mệnh đề độc lập trở nên. Các mệnh đề thường được kết nối bằng một từ kết hợp và thường yêu cầu dấu phẩy. Bên cạnh đó chúng ta có thể kết nối các mệnh đề độc lập bằng dấu chấm phẩy.

4. Cách đặt câu trần thuật

Bước 1: Xác định mục đích đặt câu: lựa chọn kiểu câu phù hợp. Khi bàn luận về một vấn đề nào đó điều quan trọng nhất là chúng ta phải xác định được mục đích của những điều mình nói. Với câu trần thuật rất nhiều mục đích khác nhau mà chúng ta có thể lựa chọn. Vì vậy việc sử dụng đúng mẫu câu này cần xác định mục đích đúng đắn.

Bước 2: Lựa chọn kiểu câu trần thuật phù hợp: kiểu câu trần thuật có từ “là” thường dùng để giới thiệu. Kiểu câu trần thuật không có từ “là” được dùng để miêu tả, thông báo.

Bước 3: Xác định cụm chủ ngữ, vị ngữ nòng cốt.

Bước 4 : Bổ sung các thành phần phụ như trạng ngữ. Nếu một câu nói chỉ có chủ ngữ và vị ngữ chắc chắn sẽ khô cứng và để câu trần thuật của chúng ta trở nên sâu sắc và linh hoạt hơn hãy thêm các thành phần phụ đề câu văn trở nên mượt mà hơn.

Bước 5: Viết câu đảm bảo hình thức mở đầu bằng chữ cái viết hoa và kết thúc bằng dấu câu

Bước 6: Đọc lại và chỉnh sửa câu.

5. Hình thức phủ định của câu trần thuật

Câu trần thuật có trường hợp đặc biệt đó là câu phủ định. Đây là loại câu được chia thành hai thành phần chính là phủ định miêu tả và phủ định mang tính bác bỏ.

Ví dụ câu phủ định miêu tả: Bạn ăn gì mà ăn?

Câu phủ định bác bỏ: Không có chuyện Lan đã làm như vậy với mình đâu.

6. Các ví dụ về câu trần thuật

Ví dụ 1: Đây là Hoa

Ví dụ 2: Bầu trời rất nhiều mây và sao

Ví dụ 3: Không ai tắm hai lần trên một dòng sông

Ví dụ 4: Cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của Việt Nam

Ví dụ 5: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam

Ví dụ 6: Hôm nay là thứ sáu ngày 13

Ví dụ 7: Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỏ xuống những giọt nước mắt

Ví dụ 8: Trời mưa rất to nên em không thể về nhà được

Ví dụ 9: Bố em là bác sĩ

7. Giải bài tập sách giáo khoa

Câu 1: Tìm hiểu và xác định tác dụng của câu

  • Câu trần thuật: Dế Choắt tắt thở

Mục đích kể lại diễn biến về sự ra đi của dế Choắt

  • Câu trần thuật: tôi thương lắm, vừa thương vừa ăn năn tội mình

Mục đích nhằm thể hiện sự hối hận, tiếc nuối, muộn màng khi vô tình làm Dế Choắt chết

  • Câu trần thuật Mã Lương ….. em sung sướng reo lên

Mục đích nói về hoàn cảnh Mã Lương có cây bút thần

Trong đoạn còn có câu cảm thán “Cây bút đẹp quá “. Thể hiện sự vui mừng sung sướng của cậu bé khi có cây bút trong tay.

Câu 2:

Câu nghi vấn :Cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào

Đây là câu nghi vấn, trong câu sử dụng từ để hỏi làm thế nào và kết thúc có sử dụng dấu hỏi chấm

Câu trần thuật Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ đây là câu trần thuật vì cuối câu có dấu chấm vào mục đích của câu tường Thuật lại sự việc

Câu 3: Xác định các kiểu câu bên dưới

1. anh cắt thuốc lá đi

Đây là kiểu câu cầu khiến được xác định qua. Việc sử dụng từ “đi” trong câu và kết thúc câu là dấu chấm than. Mục đích của câu trên là nhằm ra lệnh cho người khác dừng việc hút thuốc lại.

2. Anh có thể tắt thuốc lá được không

Câu trên thuộc kiểu câu nghi vấn. Vì trong câu có từ “được không” nhằm yêu cầu người khác dập tắt thuốc lá nhưng ở mức độ lịch sự, tinh tế hơn

3. Xin lỗi ở đây không được hút thuốc lá

Đây là câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm câu. Mục đích để thông báo đến người nghe về việc cấm hút thuốc ở đây.

Câu 4: Tìm câu trần thuật

Câu a) là kiểu câu trần thuật. Câu trần thuật nhưng được dùng dưới dạng câu cầu khiến

Câu b) là câu trần thuật. Câu trần thuật này được sử dụng để cầu khiến Bé mong anh trai đi cùng mình để nhận giải thưởng

Câu 5: Hãy đặt một câu trần thuật

– Câu hứa: Tôi hứa sẽ đi chơi vào ngày mai với hoa

– Câu trần thuật xin lỗi: Tôi đã xin lỗi mẹ vì đã nói dối

– Câu trần thuật cảm ơn: Con cảm ơn bố vì món quà

– Câu trần thuật chúc mừng: Nhân ngày 20 tháng 11 chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam

Câu trần thuật cam đoan: Em xin cam đoan sẽ không tái phạm một lần nữa

Mọi người cùng hỏi: