17/01/2019
- Kinh nghiệm vay vốn Agribank thế chấp sổ đỏ nhanh chóng năm 2024
- Cho trẻ ăn những thứ này, cha mẹ khỏi lo con thiếu máu thiếu sắt
- Điều kiện để được tặng “Huân chương Lao động” hạng Ba từ năm 2024 – Tổng liên đoàn lao động Việt Nam
- Lịch âm 22/12, xem lịch âm hôm nay Thứ Năm ngày 22/12/2022 là ngày tốt hay xấu? Lịch vạn niên 22/12/2022
- Quay đầu xe khi gặp đèn đỏ thì có bị xử phạt?
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG
Bạn đang xem: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC ĐƯƠNG ĐẠI – PHẦN 1
CỦA NHÀ NƯỚC ĐƯƠNG ĐẠI (Phần 1)
ThS. Nguyễn Thị Thu Na
1.1. Khái niệm và phân loại chức năng nhà nước đương đại
Chức năng của nhà nước đương đại được xác định từ bản chất, vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội. Và ngược lại, các chức năng nhà nước lại là sự biểu hiện cụ thể của bản chất và vai trò của nhà nước. Chức năng của nhà nước chịu ảnh hưởng lớn từ thực tế khách quan của tình hình chính trị, văn hoá, xã hội trong nước và quốc tế trong từng thời kì lịch sử cụ thể. Vì vậy, có thể hiểu: “Chức năng nhà nước là những phương diện hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục đích, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội”. Chức năng nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất nhà nước do cơ sở kinh tế và cơ cấu giai cấp trong xã hội quyết định.
* Phân loại:
– Căn cứ vào phạm vi hoạt động của chức năng nhà nước thì nhà nước chia làm 2 nhóm: Đối nội, đối ngoại:
+ Đối nội: là chức năng được thực hiện trong phạm vị nội bộ 1 đất nước như đảm bảo chế độ kinh tế, giữ an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội trấn áp những phần tử chống chế độ.
+ Đối ngoại: Thể hiện vai trò của nhà nước với các nhà nước khác, dân tộc khác: phòng thủ đất nước chống giặc ngoại xâm, thiết lập mối bang giao với các nước khác, dân tộc khác.
Các chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau. Việc xác định và thực hiện chức năng đối ngoại phải căn cứ vào tình hình thực hiện chức năng đối nội. Đồng thời kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽ tác động mạnh mẽ đến chức năng đối nội.
Xem thêm : Rau diếp cá có tác dụng gì? Điểm danh 8 lợi ích của rau diếp cá
– Để thực các chức năng nhà nước phải dựa vào pháp luật thông qua 3 hình thức chính là:
+ Xây dựng pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện pháp luật.
+ Bảo vệ pháp luật.
Các phương pháp hoạt động: tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước mà kết hợp việc sử dụng 2 phương pháp sau đây:
+ Phương pháp giáo dục: đây là phương pháp cơ bản dùng trong nhà nước còn phương pháp cưỡng chế đc sử dụng kết hợp thêm trên cơ sở giáo dục thuyết phục.
+ Phương pháp cưỡng chế: là phương pháp đc sử dụng rộng rãi trong các nhà nước bóc lột.
– Căn cứ vào yếu tố pháp lý, chức năng nhà nước được chia làm 3 loại: chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp.
– Căn cứ vào vai trò của nhà nước phân thành chức năng giai cấp ( bảo vệ giai cấp thống trị), chức năng xã hội.
1.2. Các biểu hiện của chức năng nhà nước đương đại
1.2.1. Chức năng xã hội của nhà nước đương đại
Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, nhà nước tiếp cận dưới góc độ triết học có hai chức năng là chức năng giai cấp và chức năng xã hội. Chức năng giai cấp là chức năng bảo vệ lợi ích và địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền. Chức năng xã hội là chức năng đảm bảo cho xã hội ổn định và phát triển. Là những nhà duy vật biện chứng nên trong khi nhấn mạnh chức năng giai cấp của nhà nước, Mác và Ăngghen không hề coi nhẹ chức năng xã hội của nhà nước.
Theo đó, xét từ cội nguồn quyền lực, nhà nước là một công quyền “nảy sinh từ nhu cầu phải kiềm chế những sự đối lập giai cấp”,“có nhiệm vụ làm dịu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng “trật tự”; là một bộ máy quản lý xã hội, có chức năng bảo đảm lợi ích chung của cả cộng đồng, xã hội. Những nhiệm vụ đó của nhà nước thuộc phạm vi chức năng xã hội – chức năng yêu cầu nhà nước phải thực hiện những nhiệm vụ vì sự tồn tại của cả xã hội.
Chức năng xã hội của nhà nước là tất yếu, khách quan, mức độ thực hiện chức năng này phụ thuộc vào tính tiến bộ hay phản động của giai cấp cầm quyền. “Các giai cấp thống trị ở thời điểm phát triển đi lên của mình, đã thực hiện chức năng xã hội hoàn toàn xác định và chính nhờ điều đó họ mới trở thành giai cấp thống trị” . Ngược lại, các giai cấp cầm quyền khi trở nên lỗi thời, phản động thì thường quá coi trọng chức năng giai cấp, coi nhẹ chức năng xã hội, không quan tâm đến đời sống của người dân, đẩy người dân đến cảnh khốn cùng, đó là thời điểm báo hiệu địa vị thống trị bị lung lay và sắp sụp đổ, bởi “Sự thống trị giai cấp chỉ có thể tồn tại với điều kiện là nó đảm bảo cho được những người bị áp bức không bị nghèo túng đến cùng cực”. Khi “những người bị áp bức nghèo túng đến cùng cực” thì họ sẽ nổi dậy đấu tranh nhằm lật đổ nhà nước hiện tồn, thiết lập một nhà nước mới, có thể thực hiện chức năng xã hội tốt hơn.
Từ đó có thể thấy, thực hiện tốt chức năng xã hội có vai trò vô cùng quan trọng trong việc củng cố địa vị thống trị của giai cấp cầm quyền, của lực lượng cầm quyền. Chính chức năng xã hội là cơ sở, điều kiện và phương thức thực hiện chức năng giai cấp như C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ kéo dài chừng nào còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”.
Chức năng xã hội của nhà nước thể hiện ở hai nhóm nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, nhà nước phải chăm lo những công việc chung của toàn xã hội, tất cả các giai cấp trong xã hội đều được hưởng lợi khi nhà nước thực hiện những công việc đó, ví dụ như: nhà nước bảo đảm trật tự an toàn xã hội; chống ô nhiễm môi trường, sinh thái; phòng chống lây lan dịch bệnh; xây dựng các công trình phúc lợi, công cộng…
Hai là, nhà nước phải thỏa mãn ở mức độ nào đó nhu cầu của các giai tầng khác trong xã hội, tức là phải thực hiện những chính sách đem lại lợi ích cho các giai tầng bị trị ở mức độ nhất định, dù cho những chính sách đó có thể ảnh hưởng đến lợi ích trước mắt của giai cấp cầm quyền. Ví dụ như nhà nước phong kiến giảm tô, giảm thuế, mở kho lương cứu đói cho nông dân; nhà nước tư sản thực hiện chính sách “tăng lương giảm giờ làm” đối với giai cấp công nhân… Như vậy, chức năng xã hội là đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của tất cả các thành phần trong xã hội ở một mức độ nhất định nào đó.
Kế thừa quan điểm của chủ nghĩa Mác về chức năng xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo Nhà nước ta đặc biệt coi trọng việc thực hiện chức năng xã hội. Người nêu rõ: “Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân” và “Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.
1.2.2. Chức năng giai cấp của nhà nước đương đại
Nhà nước là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội, nó là sản phẩm của một chế độ kinh tế – xã hội nhất định. Sự phát triển của hạ long cơ sở quyết định sự phát triển của nhà nước. Tuy nhiên, những sự biến đổi của nhà nước không phải chỉ phụ thuộc vào những biến đổi trong cơ sở kinh tế của xã hội. Các điều kiện và yếu tố như đối sánh giai cấp mức độ gay gắt của những mâu thuẫn xã hội, các đảng phái chính trị, các trào lưu chính trị pháp lý… đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà nước. Đồng thời, nhà nước luôn tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế, đến những điều kiện và quá trình phát triển của sản xuất xã hội cũng như đến các hiện tượng xã hội khác.
Trong xã hội có giai cấp, để bảo vệ và thực hiện những lợi ích của mình, ngoài nhà nước ra, giai cấp thống trị còn thiết lập nhiều tổ chức chính trị xã hội khác nữa trong đó đáng chú ý nhất là các đảng phái chính trị. So với các tổ chức chính trị xã hội đó, nhà nước có một vai trò đặc biệt, nó nằm ở vị trí trung tâm giữa các tổ chức chính trị xã hội, bởi vì chỉ nhà nước mới có các cơ quan đặc biệt cùng với các phương tiện vật chất kèm theo như quân đội, cảnh sát, toà án, nhà tu… cho nên nó có thể tác động một cách mạnh mẽ và toàn diện đến đời sống xã hội. Sự tác động của nhà nước đến quá trình phát triển của xã hội được thực hiện thông qua việc đề ra chủ trương, đường lối, chính sách nhằm thực hiện các nhiệm vụ chính trị của giai cấp cầm quyền.
Các chủ trương chính sách của nhà nước bao giờ cũng thể hiện một cách trực tiếp lợi ích kinh tế, chính trị của các giai cấp. Chẳng hạn, chính sách của nhà nước tư sản luôn luôn xuất phát từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tư bản chủ nghĩa, phản ánh và bảo vệ các lợi ích chung của giai cấp tư sản; chính sách của nhà nước xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất luôn phản ánh và bảo vệ lợi ích chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhà nước giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện những lợi ích cơ bản của giai cấp cho nên sự tham gia của nhà nước vào việc xác định nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, xác định phương hướng, hình thức và nội dung hoạt động của nhà nước là yếu tố quan trọng trong chính sách của nhà nước.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp