1. Thị trường chứng khoán là gì?
Thị trường chứng khoán (sàn chứng khoán) là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu…) tại sở giao dịch hoặc công ty môi giới chứng khoán.
Hai sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất Việt Nam hiện nay là Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HoSE).
Bạn đang xem: Thị trường chứng khoán là gì? Tổng quan về thị trường chứng khoán
2. Có nên tham gia vào thị trường chứng khoán hay không?
Nhiều chuyên gia tài chính đánh giá chứng khoán là một trong những kênh đầu tư tốt và hiệu quả. Nếu đầu tư tốt, lợi nhuận hàng năm có thể dao động trong khoảng 10-15%/năm.
Bà Nguyễn Hoài Thu – Giám đốc Điều hành Khối đầu tư chứng khoán Đại chúng và Trái phiếu, Công ty Quản lý Quỹ VinaCapital đã nhấn mạnh: “Kết hợp với lợi tức từ việc nắm giữ cổ phiếu với lãi suất tiền gửi 12 tháng của Vietcombank trong vòng 10 năm cho thấy mức hấp dẫn của việc nắm giữ cổ phiếu cao hơn so với gửi tiết kiệm. Nếu nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn 5-10 năm, thì bây giờ là thời điểm thích hợp để nắm giữ cổ phiếu mặc dù phía trước vẫn còn những yếu tố bất định”.
Hơn hết, không có công ty hoặc sàn chứng khoán nào quy định số tiền bắt buộc phải có để đầu tư. Nên bạn có thể mở tài khoản và mua cổ phiếu chỉ với vài trăm đến vài triệu đồng. Ví dụ, với số tiền 1 – 2 triệu đồng, bạn đã có thể sở hữu các mã chứng khoán của các doanh nghiệp có tiềm lực lớn. Ví dụ như mã cổ phiếu POW có mức giá 10.000 đồng/CP và được niêm yết trên sàn HoSE. Như vậy, để mua 1 lô chẵn gồm 100 cổ phiếu POW, bạn chỉ cần bỏ ra 1.000.000 đồng (chưa bao gồm phí giao dịch).
Bên cạnh đó, việc lãi lỗ cũng được tính toán rõ ràng, nhanh chóng và thuận tiện cho nhà đầu tư. Việc mua và bán trên thị trường chứng khoán rất dễ dàng, không tốn quá nhiều thời gian và có tính thanh khoản rất cao. Đặc biệt, các sàn chứng khoán tại Việt Nam luôn được quản lý chặt chẽ bởi nhiều cơ quan chức năng và các thành viên thị trường. Do đó, giữa nhiều kênh đầu tư hiện nay, chứng khoán luôn là một kênh đầu tư tốt, hiệu quả.
3. Đặc điểm và chức năng của thị trường chứng khoán
Đặc điểm thị trường chứng khoán
Xem thêm : Năm 2024 là năm con gì? Mệnh gì? Hợp với tuổi nào?
Thị trường chứng khoán có 04 đặc điểm nổi bật sau đây.
Tính công khai
Đặc điểm giao dịch công khai giúp thị trường chứng khoán duy trì được tính công khai và minh bạch trong giao dịch tài chính. Nhờ đặc điểm này mà những người tham gia đều nắm được thông tin về giá cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường. Và mọi người đều có thể truy cập vào những thông tin tương tự giúp họ có thể giao dịch tự do, hiệu quả.
Khả năng sinh lời ổn định
Tính sinh lời là tiền đề xuất hiện chứng khoán và cũng là động lực thúc đẩy người đầu tư mua chứng khoán. Giá cả trong thị trường chứng khoán được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu giữa người bán và người mua. Chính vì vậy, chứng khoán có khả năng sinh lời tốt nhờ biến động tăng giá trên thị trường hoặc thông qua việc chia cổ tức của các doanh nghiệp.
Tính thanh khoản cao
Tính thanh khoản là khả năng chuyển đổi từ chứng khoán thành tiền mặt và ngược lại. Đây là một đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán, tạo nên sự hấp dẫn của thị trường này đối với các nhà đầu tư. Thông thường, cổ phiếu và trái phiếu có thể chuyển đổi thành tiền mặt từ 1 đến 2 ngày. Thị trường giao dịch càng năng động và phát triển thì cổ phiếu có tính thanh khoản càng cao.
Rủi ro theo thị trường
Rủi ro đầu tư chứng khoán là khả năng giá trị khoản đầu tư giảm, khiến nhà đầu tư thua lỗ. Theo đó, giá trị các loại chứng khoán chịu tác động từ nhiều yếu tố như lạm phát, lãi suất, tỷ giá, tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Thậm chí sự thay đổi của pháp luật cũng là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới sự biến đổi giá trị của các loại chứng khoán.
Chức năng thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán có 05 chức năng chính bao gồm:
- Huy động vốn đầu tư
- Tạo môi trường đầu tư cho công chúng
- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
- Tạo môi trường để Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Chủ thể phát hành chứng khoán
Xem thêm : Vải sợi nhân tạo là gì? 4 Đặc điểm của vải sợi nhân tạo
Chủ thể phát hành là những tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Đó có thể là Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc công ty.
- Chính phủ: phát hành các loại trái phiếu Chính phủ nhằm mục đích huy động tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách hoặc thực hiện các công trình quốc gia lớn.
- Chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu địa phương với mục đích huy động tiền đầu tư cho các công trình hoặc chương trình kinh tế, xã hội của địa phương đó.
- Các công ty: huy động vốn đầu tư để phát triển, sản xuất và phát hành trái phiếu công ty hoặc cổ phiếu.
Chủ thể đầu tư chứng khoán
Chủ thể đầu tư là những người thực hiện việc mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán để thu được lợi nhuận. Nhà đầu tư chứng khoán được chia thành 2 loại gồm: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
- Nhà đầu tư cá nhân: là các cá nhân, hộ gia đình, những người có số vốn nhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
- Nhà đầu tư có tổ chức: thường là các công ty hoặc quỹ đầu tư tham gia giao dịch chứng khoán. Các nhà đầu tư có tổ chức đầu tư thường có lượng tiền vốn lớn và nắm giữ nhiều chứng khoán trong tay.
Chủ thể vận hành thị trường
Để việc mua/bán chứng khoán diễn ra một cách ổn định và minh bạch, các chủ thể vận hành sẽ đảm bảo việc này dựa trên pháp luật và những quy định cụ thể.
- Sở Giao dịch Chứng khoán: thực hiện vận hành mọi hoạt động của thị trường, cho phép người bán và người mua giao dịch với nhau. Ngoài ra, Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ đề ra các quy định và thay đổi phù hợp nhằm phát triển thị trường.
- Công ty chứng khoán: là đơn vị trung gian giữa tổ chức phát hành và các bên đầu tư. Để có thể mua bán chứng khoán, các nhà đầu tư cần phải mở tài khoản giao dịch. Sau đó, công ty chứng khoán sẽ cung cấp dịch vụ cơ bản đến nhà đầu tư như: Mua/bán chứng khoán, môi giới chứng khoán, ký quỹ,…
Một số tổ chức liên quan đến chứng khoán
Các tổ chức phụ trợ khác có tham gia vào thị trường chứng khoán như:
- Cơ quan quản lý Nhà nước
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán
- Các tổ chức tài trợ chứng khoán
- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
5. Phân loại thị trường chứng khoán
Để phân loại thị trường chứng khoán, có thể căn cứ vào sự luân chuyển nguồn vốn, phương thức hoạt động của thị trường hoặc hàng hóa trên thị trường.
Dựa vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Dựa vào phương thức hoạt động của thị trường
- Thị trường giao dịch tập trung (Sở giao dịch chứng khoán): là thị trường giao dịch tại một trung tâm cụ thể nơi việc mua và bán chứng khoán diễn ra có tổ chức. Mọi giao dịch tại đây đều chịu sự chi phối của Luật chứng khoán. Thị trường giao dịch tập trung được đánh giá là có mức độ rủi ro thấp.
- Thị trường phi tập trung (Thị trường OTC): là thị trường không có địa điểm giao dịch cụ thể giữa các bên. Giao dịch chủ yếu được thực hiện do thỏa thuận của các bên mua bán với nhau. Do đó, tính uy tín và an toàn sẽ không cao, dễ gặp lừa đảo nếu như không phân tích kỹ.
Dựa vào hàng hóa trên thị trường
- Thị trường trái phiếu: là nơi giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành. Các trái phiếu này bao gồm trái phiếu công ty, trái phiếu Chính phủ và trái phiếu đô thị.
- Thị trường cổ phiếu: là nơi giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu. Các cổ phiếu này bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
- Thị trường các công cụ dẫn suất: là nơi phát hành và mua đi bán lại chứng từ tài chính khác như: chứng quyền, quyền mua cổ phiếu, hợp đồng quyền chọn.
Hy vọng những thông tin trên của ZaloPay đã phần nào giúp bạn hình dung được thị trường chứng khoán là gì cũng như hiểu rõ hơn về đặc điểm, phân loại và cách hoạt động của thị trường chứng khoán. Chúc bạn đầu tư thành công!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp