Hệ thống tài chính chỉ mạng lưới các trung gian tài chính và thị trường tài chính mà con người có thể mua bán nhiều loại công cụ tài chính khác nhau. Vậy khái niệm chính xác của hệ thống tài chính là gì? Các thành phần của hệ thống tài chính bao gồm những gì? Cùng Webketoan tìm hiểu ngay thông qua bài viết sau đây nhé!
Hệ thống tài chính là gì?
Hệ thống tài chính là mạng lưới tổ chức trung gian tài chính và thị trường tài chính, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường với nhiệm vụ tổ chức trung gian kết nối những chủ thể đang cần tìm nguồn lực tài chính với các chủ thể có khả năng cung cấp nguồn lực tài chính.
Bạn đang xem: Hệ thống tài chính là gì? Các thành phần của hệ thống tài chính
Để hỗ trợ phát triển nền kinh tế tốt hơn, hệ thống tài chính cần được phát triển dựa trên trung gian tài chính (ngân hàng,..) hoặc dựa trên thị trường tài chính. Các trung gian tài chính và thị trường tài chính sẽ có nhiệm vụ điều chuyển các khoản tiền tiết kiệm cũng như các nguồn vốn khác đến tay người đi vay. Dù chọn bất cứ cấu trúc nào thì mỗi quốc gia cũng hướng đến mục đích huy động vốn, phân bổ và kiểm soát hiệu quả để duy trì tính ổn định và bền vững của toàn bộ hệ thống tài chính.
Đặc trưng của hệ thống tài chính
Xem thêm : Hướng dẫn giải quyết việc khôi phục đoàn tịch cho đoàn viên | Sinh viên
Hệ thống tài chính được chia thành hai bộ phận chính cụ thể bao gồm: thị trường tài chính và trung gian tài chính.
Đối với thị trường tài chính: Người đang sở hữu khoản tiết kiệm có thể cung cấp vốn trực tiếp cho những người đang trong nhu cầu vay vốn. Lấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp làm ví dụ, tổng công ty Dầu khí Việt Nam có thể bán trái phiếu ra công chúng nhằm tài trợ cho việc xây dựng các nhà máy lọc dầu mới và những cá nhân như chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng tiền tiết kiệm của mình để mua những trái phiếu đó. Hình thức này còn được gọi là tài chính trực tiếp.
Đối với trung gian tài chính: Mỗi cá nhân sẽ trao đổi vốn thông qua các trung gian như ngân hàng, quỹ tín dụng và quỹ tương hỗ. Các trung gian tài chính này đảm nhận nhiệm vụ kết nối những cá nhân có tiền tiết kiệm với những người đang cần được vay vốn. Tuy nhiên, kết nối này phải thực hiện gián tiếp thông qua một trung gian tài chính. Cho ví dụ dễ hiểu, nếu bạn gửi tiền tiết kiệm của mình vào ngân hàng, ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Do đó, mặc dù dòng vốn thực chất là bắt nguồn từ bạn nhưng người đi vay trên danh nghĩa vẫn là trung gian tài chính. Và ngược lại, người cho các doanh nghiệp vay cũng là các trung gian tài chính chứ không phải bạn.
Các thành phần của hệ thống tài chính
Xem thêm : Cây kim tiền nở hoa có ý nghĩa gì? Chăm sóc thế nào để cây nhanh ra hoa?
Các thành phần chính của hệ thống tài chính bao gồm:
- Tài chính công (ngân sách nhà nước, các quỹ ngoài ngân sách).
- Tài chính của doanh nghiệp.
- Thị trường tài chính (thị trường tiền tệ và thị trường vốn).
- Tài chính quốc tế (các trung tâm tài chính).
- Tài chính của mỗi hộ gia đình, tài chính của mỗi cá nhân.
- Tài chính của các tổ chức xã hội.
- Tài chính trung gian (tín dụng, bảo hiểm).
Có thể thấy rằng, việc trao đổi quỹ tiền tệ giữa các chủ thể thừa tiền và các chủ thể thiếu hụt vốn mang lại ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng. Trong những năm gần đây, nhu cầu huy động và cấp vốn đang ngày càng gia tăng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính. Thông qua bài viết trên, Webketoan hy vọng có thể giúp bạn giải đáp được các thắc mắc xoay quanh câu hỏi “hệ thống tài chính là gì” cùng các thông tin hữu ích liên quan.
NNguồn tham khảo: vi.wikipedia.org
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp