Xem thêm : Những cách trị ho bằng mật ong hiệu quả bất ngờ
a) Mô là tập hợp các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau và cùng thực hiện một chức năng nhất định. VD: mô phân sinh ngọn, mô mềm, mô nâng đỡ
b) * Mô biểu bì: – Mô biểu bì (biểu mô) là một loại mô bao gồm các tế bào nằm lót trong các khoang trống và các bề mặt của các cấu trúc trong cơ thể. Nhiều tuyến của cơ thể cũng được cấu tạo chủ yếu bằng mô biểu bì. Nó luôn nằm tựa lên mô mô liên kết, và nằm giữa hai lớp mô này là màng đáy. – Trong cơ thể người, mô biểu bì được phân loại là một trong những mô căn bản, cùng với các mô khác như mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh. – Chức năng của các tế bào mô biểu bì bao gồm chế tiết, thẩm thấu chọn lọc, bảo vệ, vận chuyển giữa các tế bào và cảm thụ xúc giác. * Mô liên kết: – Mô liên kết là loại mô phổ biến nhất trong cơ thể. Mô liên kết có ở hầu hết khắp các bộ phận của cơ thể, xen giữa các mô khác, chúng gắn bó với nhau. Mô liên kết có nguồn gốc từ lá thai giữa, tức là từ trung mô. Trong cơ thể có nhiều loại mô liên kết. Mỗi loại mô đều được hình thành bởi: + Thành phần gian bào gồm phần lỏng gọi là dịch mô; phần đặc hơn, có tính đặc của một hệ keo gọi là chất căn bản + Các sợi liên kết vùi trong chất căn bản + Các tế bào liên kết nằm rải rác trong thành phần gian bào – Mô liên kết được gọi là loại mô giàu thành phần gian bào (được coi như môi trường bên trong cơ thể). Gồm ba loại lớn: + Mô liên kết chính thức, có mật độ mềm và có mặt ở khắp nơi trong cơ thể + Mô sun, chất căn bản có chứa cartilagein (chất sụn), có mật độ rắn vừa phải + Mô xương, chất căn bản có chứa ossein và muối canxi vì vậy mật độ rắn – Mô xương và mô sụn là bộ khung của cơ thể. * Mô cơ: – Mô cơ là một loại mô liên kết trong cơ thể động vật. Mô cơ có 3 chức năng chính: di chuyển cơ thể, chống chịu sức ép, và tạo nhiệt cho cơ thể. Gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn. – Các tế bào đều dài. Cơ vân gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang. Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bàng quang… Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân. Cơ tim tạo nên thành tim. Tế bào cơ tim phân nhánh, có nhiều nhân. – Chức năng: co, dãn, tạo nên sự vận động
Bạn đang xem: Nêu cấu tạo và chức năng mô liên kết, mô biểu bì và mô cơ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp