Các hoạt động kinh tế quốc tế muốn diễn ra thuận lợi cần phải có một hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế phù hợp, bảo đảm cho việc thanh toán quốc tế được nhanh chóng, chính xác, tiện lợi và an toàn.
1. Quy định pháp luật về ngoại hối
1.1. Ngoại hối là gì?
Ngoại hối bao gồm 5 loại như sau:
Bạn đang xem: Chức năng của thị trường ngoại hối
Thứ nhất, ngoại tệ;
Thứ hai, phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
Thứ ba, các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
Thứ tư, vàng thuộc Dự trữ ngoại hốì nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
Thứ năm, đồng tiền Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Số lượng dự trữ ngoại hối nhà nước thuộc Danh mục bí mật nhà nước độ “Tối mật” trong ngành Ngân hàng (Điều 2 Quyết định số 15/2003/QĐ-TTg)
Ngoại hối gắn liền với hai đối tượng là người cư trú và người không cư trú tại Việt Nam. Người cư trú không được định nghĩa, mà được liệt kê cụ thể gồm 9 nhóm trong Pháp lệnh Ngoại hối (khoản 2, 3 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2013). Có thể hiểu một cách khái quát, người cư trú là cá nhân, pháp nhân và tổ chức khác cư trú dài hạn (thường trú) tại Việt Nam và người không cư trú là ngược lại.
Pháp luật quy định, trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác (bao gồm cả quy đổi hoặc điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ, giá trị của hợp đồng, thỏa thuận) của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối).
1.2. Các trường hợp người cư trú được phép giao dịch ngoại hối
Căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN
Thứ nhất, được tự do thực hiện tất cả các giao dịch thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai với người không cư trú;
Thứ hai, được mua ngoại tệ tại tổ chức tín dụng để thanh toán nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ;
Thứ ba, được cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ hoặc bán cho tổ chức tín dụng đối với số ngoại tệ của người cư trú là cá nhân thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều;
Thứ tư, được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu hợp pháp;
Thứ năm, được lựa chọn đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được tổ chức tín dụng chấp nhận làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch vãng lai;
Thứ sáu, được phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của tổ chức tín dụng để thực hiện các hoạt động ngoại hối ở nước ngoài;
Thứ bảy, được sử dụng ngoại tệ (kể cả tiền mặt) để gửi tiết kiệm tại tổ chức tín dụng và được rút tiền gốc và nhận tiền lãi bằng ngoại tệ đối với công dân Việt Nam;
Thứ tám, được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước đối với người cư trú là cá nhân nước ngoài.
1.3. Các trường hợp cả người cư trú và người không cư trú được phép giao dịch ngoại hối
Thứ nhất, được chuyển ra nước ngoài ngoại tệ trên tài khoản nếu là người nước ngoài; được mua ngoại tệ để chuyển ra nước ngoài nếu có nguồn thu hợp pháp bằng đồng Việt Nam;
Thứ hai, được mang theo ngoại tệ khi xuất, nhập cảnh;
Thứ ba, được quyền cất giữ, mang theo người, bán cho tổ chức tín dụng và sử dụng cho các mục đích hợp pháp khác đối với cá nhân có ngoại tệ tiền mặt;
Thứ tư, được sử dụng thẻ quốc tế thanh toán tại tổ chức tín dụng và các đơn vị chấp nhận thẻ trên lãnh thổ Việt Nam;
Thứ năm, được tham gia thị trường ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng với khách hàng.
1.4. Các trường hợp người cư trú phải thực hiện hoặc không được phép giao dịch ngoại hối
Thứ nhất, phải chuyển toàn bộ ngoại tệ có từ việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng ỏ Việt Nam; trường hợp có nhu cầu giữ lại ngoại tệ ở nước ngoài thì phải được phép của Ngân hàng Nhà nước;
Xem thêm : Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là
Thứ hai, phải thực hiện thông qua tổ chức tín dụng mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ;
Thứ ba, phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ hoặc bán cho tổ chức tín dụng số ngoại tệ của người cư trú là tổ chức thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều;
Thứ tư, được mở tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng và sử dụng tài khoản ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1.5. Các trường hợp cả người cư trú và người không cư trú phải thực hiện hoặc không được phép giao dịch ngoại hối
Thứ nhất, không được gửi ngoại hối trong bưu gửi;
Thứ hai, phải khai báo, xuất trình giấy tờ khi xuất, nhập cảnh mang số ngoại tệ trên mức quy định;
Ngoài ra, người không cư trú là tổ chức, cá nhân có đồng Việt Nam từ các nguồn thu hợp pháp được mở tài khoản tại tổ chức tín dụng và sử dụng tài khoản này theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Quy định pháp luật về hoạt động ngoại hối của ngân hàng thương mại
Hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú tại Việt Nam trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối (khoản 8 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối năm 2005)
Hoạt động ngoại hối bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối và hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế, được giải thích như sau: (Điều 3 Thông tư 21/2014/TT-NHNN)
Thứ nhất, hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép là hoạt động kinh doanh ngoại hối, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng được phép với người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối bao gồm hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước, quốc tế và hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.
Các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối bao gồm các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và công ty tài chính.
Thứ hai, kinh doanh ngoại hối là việc tổ chức tín dụng thực hiện các hoạt động ngoại hối nhằm mục tiêu lợi nhuận, phòng ngừa rủi ro và bảo đảm an toàn, thanh khoản cho hoạt động của chính tổ chức tín dụng đó;
Thứ ba, cung ứng dịch vụ ngoại hối là việc tổ chức tín dụng cung ứng các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngoại hối đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
2.1. Phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước của ngân hàng thương mại
Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường trong nước của ngân hàng thương mại bao gồm 18 hoạt động sau đây: (Điều 5 Thông tư 21/2014/TT-NHNN)
+ Thực hiện các giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay;
+ Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ, giao dịch quyền chọn mua, bán ngoại tệ;
+ Nhận tiền gửi, cho vay bằng ngoại tệ đối với các khách hàng không phải là tổ chức tín dụng;
+ Bao thanh toán và bảo lãnh bằng ngoại tệ;
+ Phát hành, đại lý phát hành thẻ ngân hàng quốc tế, thanh toán, đại lý thanh toán thẻ ngân hàng quốc tế;
+ Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền và thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam; dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ;
+ Mua, bán, chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ;
+ Giao cho tổ chức tín dụng khác hoặc tổ chức kinh tế làm đại lý cung ứng một số dịch vụ ngoại hối, bao gồm dịch vụ đổi ngoại tệ, dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ;
+ Cung cấp các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản bằng ngoại hối; nhận ủy thác cho vay bằng ngoại tệ;
+ Đại lý phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ;
+ Cung ứng các dịch vụ tư vấn cho khách hàng về ngoại hối;
+ Mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ tại các ngân hàng thương mại khác được phép hoạt động ngoại hối;
Xem thêm : Điều 356 Bộ luật hình sự quy định tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ
+ Vay vốn, cho vay bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác và tổ chức tài chính trong nước;
+ Gửi tiền, nhận tiền gửi bằng ngoại tệ với các tổ chức tín dụng được phép khác;
+ Mở tài khoản thanh toán cho tổ chức tín dụng nước ngoài;
+ Nhận tiền gửi bằng ngoại tệ từ tổ chức tín dụng nước ngoài;
+ Thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất và các giao dịch phái sinh khác liên quan đến ngoại hối trên thị trường trong nước;
+ Thực hiện các hoạt động ngoại hối khác trên thị trường trong nước.
2.2. Phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường quốc tế của ngân hàng thương mại
Phạm vi hoạt động ngoại hối cơ bản trên thị trường quốc tế của ngân hàng thương mại bao gồm 8 hoạt động sau đây: (Điều 6 Thông tư 21/2014/TT-NHNN)
+ Thanh toán, chuyển tiền quốc tế;
+ Mua, bán ngoại tệ giao ngay trên thị trường quốc tế;
+ Thực hiện các giao dịch mua, bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ với tổ chức tài chính nước ngoài nhằm mục đích phòng ngừa, hạn chế rủi ro đốì với hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn, giao dịch hoán đổi ngoại tệ đã giao kết và thực hiện với khách hàng trong nước;
+ Bao thanh toán quốc tế và bảo lãnh bằng ngoại tệ;
+ Cho vay ra nước ngoài đối với khách hàng không phải là tổ chức tín dụng;
+ Gửi ngoại tệ ở nước ngoài (bao gồm tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn);
+ Thực hiện các giao dịch phái sinh lãi suất và các giao dịch phái sinh khác liên quan đến ngoại hối trên thị trường quốc tế;
3. Thị trường ngoại hối là gì?
Thị trường hối đoái hay thị trường ngoại hối hay thị trường ngoại tệ (foreign exchange market – forex) là thị trường trong đó các đồng tiền quốc gia được trao đổi với nhau và tỷ giá hối đoái được xác định, hay nói cách đơn giản là thị trường để đổi đồng tiền trong nước lấy đồng tiền nước ngoài và ngược lại. Thị trường hối đoái là cần thiết vì các nước tham gia vào thương mại, đầu tư và vay nợ quốc tế đều có đồng tiền quốc gia riêng của mình và họ phải đổi chúng lấy đồng tiền của các nước bạn hàng để hoàn tất các giao dịch.
Chính phủ có thể quyết định để cho thị trường hối đoái tự do hoạt động và không cần can thiệp vào diễn biến của thị trường. Trong trường hợp này, chúng ta nói chính phủ thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn. Nếu chính phủ quyết định can thiệp để ổn định thị trường hối đoái, nhưng không quy định tỷ giá hối đoái, chúng ta nói chính phủ áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý. Nếu chính phủ can thiệp vào thị trường hối đoái bằng cách quy định tỷ giá hối đoái, chúng ta nói chính phủ thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái cố định (có thể hoàn toàn hoặc có điều chỉnh).
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
4. Lợi ích khi tham gia thị trường ngoại hối
Có một số yếu tố quan trọng phân biệt thị trường ngoại hối với những thị trường khác như thị trường chứng khoán. Ở đó có ít quy tắc hơn, có nghĩa là các nhà đầu tư không có các tiêu chuẩn hoặc quy định nghiêm ngặt như các quy định tại các thị trường khác. Không có phòng thanh toán bù trừ và không có cơ quan trung tâm nào giám sát thị trường ngoại hối. Hầu hết các nhà đầu tư sẽ không phải trả các loại phí truyền thống hoặc hoa hồng mà bạn sẽ phải trả trên một thị trường khác. Bởi vì thị trường mở cửa 24 giờ một ngày, bạn có thể giao dịch bất kỳ lúc nào trong ngày, điều đó có nghĩa là không có thời gian hạn chế để có thể tham gia thị trường. Cuối cùng, nếu bạn lo lắng về rủi ro và phần thưởng, bạn có thể vào và ra bất cứ khi nào bạn muốn và bạn có thể mua bao nhiêu ngoại tệ cũng được.
5. Chức năng của thị trường ngoại hối
Thị trường ngoại hối thực hiện các chức năng cơ bản sau đây:
– Thị trường ngoại hối tạo ra cơ chế hữu hiệu đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh tế đối ngoại khác. Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục và mang tính toàn cầu nên đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của người mua, người bán.
– Thị trường ngoại hối là công cụ để ngân hàng trung ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. Chính phủ muốn khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt cán cân thương mại, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp thông qua thị trường ngoại hối bằng cách mua ngoại tệ vào… Mặt khác, nếu ngoại tệ lên giá quá cao so với nội tệ đến mức có thể tạo áp lực gây ra lạm phát, chính phủ có thể yêu cầu ngân hàng trung ương can thiệp bằng cách bán ngoại tệ ra để nâng giá đồng nội tệ lên.
– Thị trường ngoại hối là công cụ phòng chống rủi ro tỉ giá. Ngày nay, phần lớn các nước trên thế giới áp dụng cơ chế tỉ giá thả nổi nên tỉ giá hối đoái luôn có những diễn biến linh hoạt. Sự biến động của tỉ giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của các chủ thể. Các công ti xuất nhập khẩu, công ti đa quốc gia và các cá nhân có nguồn thu, nguồn chi ngoại tệ trong tương lai chịu ảnh hưởng rủi ro rất lớn về sự biến động của tỉ giá hối đoái. Thông qua các nghiệp vụ mua bán kì hạn, quyền chọn… của thị trường ngoại hối sẽ giúp cho các công ti, doanh nghiệp phòng ngừa được rủi ro.
– Tạo ra thu nhập cho người sở hữu ngoại tệ. Các ngân hàng thương mại tham gia vào thị trường ngoại hối chủ yếu là giao dịch cho chính ngân hàng. Các ngân hàng tiến hành các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá giữa các thị trường để thu lời qua việc mua ở thị trường này giá rẻ hơn và bán lại ở thị trường kia giá cao hơn. Không chỉ có các ngân hàng mà các tổ chức kinh tế và cá nhân cũng có thể thu lời thông qua hoạt động đầu cơ ngoại tệ.
– Thị trường ngoại hối giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế. Các nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ phục vụ cho việc đầu tư vào thị trường có mức lãi dự tính cao. Các nhà xuất khẩu cho phép các nhà nhập khẩu khoảng thời gian thanh toán tối đa là 90 ngày và yêu cầu nhà nhập khẩu phải thanh toán tại phòng ngoại hối của ngân hàng thương mại mà nhà xuất khẩu có tài khoản. Kết quả, nhà xuất khẩu nhận được tiền đúng hạn và ngân hàng sẽ thu được khoản thanh toán khi đến hạn từ nhà nhập khẩu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp