Chứng khoán kinh doanh là gì? Quy trình mua bán chứng khoán kinh doanh

Chứng khoán kinh doanh là một thuật ngữ chắc hẳn không còn xa lạ gì với các nhà đầu tư chứng khoán. Thuật ngữ này thường xuyên xuất hiện trong các báo cáo kế toán và tài chính của các doanh nghiệp. Vậy để các nhà đầu tư mới có thể hiểu rõ hơn về chứng khoán kinh doanh, bài viết ngày hôm nay sẽ tổng hợp kiến thức về chứng khoán kinh doanh là gì, mua chứng khoán kinh doanh và bán chứng khoán kinh doanh như thế nào, bên cạnh đó so sánh chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh để các nhà nhà đầu tư có thêm nhiều kiến thức phục vụ việc tham gia thị trường hiệu quả hơn. Đầu tiên chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu khái niệm chứng khoán kinh doanh là gì? Chứng khoán kinh doanh tiếng Anh là gì? qua phần I của bài viết.

chứng khoán kinh doanh là gì

Chứng khoán kinh doanh là gì?

Chứng khoán kinh doanh tiếng Anh là gì? Trong tiếng Anh gọi thuật ngữ chứng khoán kinh doanh là Trading securities.

Chứng khoán kinh doanh là loại hình chứng khoán được phát hành để phục vụ mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hiểu theo một cách đơn giản hơn, chứng khoán kinh doanh là một loại tài sản có thể mua bán, trao đổi và tạo ra lợi nhuận cho nhà phát hành chứng khoán.

Chứng khoán kinh doanh được phân thành các loại sau:

+ Cổ phiếu, trái phiếu được niêm yết trên thị trường chứng khoán.

+ Các loại chứng khoán hay các loại công cụ tài chính khác.

+ Kế toán sẽ làm nhiệm vụ phản ánh các loại chứng khoán kinh doanh này trên báo cáo kế toán. Dựa vào đó, tài khoản chứng khoán kinh doanh sẽ thể hiện được tình hình mua bán, tình hình thanh toán các loại chứng khoán trên vì mục đích kinh doanh.

+ Theo Luật kinh doanh chứng khoán, chứng khoán kinh doanh sẽ được hạch toán theo tài khoản 121.

Đặc điểm của chứng khoán kinh doanh

– Chứng khoán kinh doanh có những đặc trưng riêng biệt như thế nào so với các loại chứng khoán khác? Cùng tìm hiểu về đặc điểm của chứng khoán kinh doanh ngay sau đây!

Chứng khoán kinh doanh là một loại tài sản có tính ngắn hạn bởi nó thuộc các khoản đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu của doanh nghiệp.

– Chứng khoán kinh doanh được phát hành với mục đích mua bán, trao đổi để sinh lời cho tổ chức phát hành.

– Chứng khoán kinh doanh là yếu tố không thể thiếu trong báo cáo tài chính hàng tháng cũng như hàng năm của doanh nghiệp.

– Trên đây là những đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất của chứng khoán kinh doanh. Nắm được những đặc điểm này các nhà đầu tư sẽ có những căn cứ để lựa chọn trước mỗi quyết định đầu tư của mình.

=> Đăng ký sử dụng ngay Bộ Công Cụ Hỗ Trợ Đầu Tư toàn diện có đầy đủ công cụ đánh giá Toàn Cảnh Thị Trường, Phân Tích Vĩ Mô, Phân Tích Ngành, Phân Tích Cổ Phiếu và Gợi Ý Cơ Hội Đầu Tư. Đăng ký trực tiếp tại đường Link: https://techprofit.vn/cong-cu-ho-tro-dau-tu

1703043981213

Quy trình mua bán chứng khoán kinh doanh

– Sau khi tìm hiểu về khái niệm chứng khoán kinh doanh là gì, đặc điểm của chứng khoán kinh doanh thì bước tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu việc mua chứng khoán kinh doanh và bán chứng khoán kinh doanh được thực hiện như thế nào.

Trước tiên, để mua bán chứng khoán kinh doanh, bạn cần mở tài khoản chứng khoán kinh doanh tại một cơ sở có thẩm quyền.

– Tiếp theo, ở thời điểm bạn nhận định sẽ là thời điểm vàng để mua chứng khoán đem lại được mức sinh lợi cao, thì việc mua chứng khoán kinh doanh được thực hiện.

– Sau đó, khi chứng khoán đã mua có sự tăng vọt về giá thì việc bán chứng khoán kinh doanh được thực hiện để thu về lợi nhuận cho người sở hữu.

– Đó là một quy trình mua bán hình dung có vẻ dễ dàng nhưng thực tế, việc mua bán chứng khoán kinh doanh cần thực sự cẩn trọng. Chỉ những nhà đầu tư có mức độ am hiểu tốt về kiến thức thị trường cũng như dày dặn kinh nghiệm phân tích thị trường mới dễ dàng đưa ra được những quyết định mua và bán đúng đắn.

So sánh chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh

– Chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh là hai loại hình chứng khoán nằm trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức phát hành chứng khoán. Mỗi loại chứng khoán có những đặc trưng riêng mà người làm kế toán sẽ phải phân biệt được để hạch toán cho chính xác. Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm chứng khoán đầu tư để từ đó có những so sánh dễ hiểu nhất giữa hai loại chứng khoán này.

– Chứng khoán đầu tư được định nghĩa là một loại hình chứng khoán bao gồm chứng khoán vốn hoặc chứng khoán nợ và được sở hữu bởi các công ty với mục đích sinh lời. Chứng khoán đầu tư bao gồm các loại sau: chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn và chứng khoán sẵn sàng để bán.

– Dưới đây là những yếu tố được lựa chọn để so sánh giữa chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh:

Về đặc điểm của chứng khoán kinh doanh:

+ Chứng khoán kinh doanh là một loại tài sản ngắn hạn, được mua vào và bán ra trong thời gian ngắn hạn.

+ Chứng khoán đầu tư thì mang tính dài hạn hơn, là dạng chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn mà công ty dự định nắm giữ đến ngày đáo hạn hoặc nắm giữ lâu dài nếu như chứng khoán không có ngày đáo hạn.

Về mục đích của chứng khoán kinh doanh:

+ Chứng khoán kinh doanh được phát hành với mục đích mua bán, trao đổi để sinh lời cho tổ chức phát hành.

+ Còn chứng khoán đầu tư thì được phát hành với mục đích để bán ra trước ngày đáo hạn hoặc nắm giữ lâu dài để thu lợi nhuận.

+ Về cách chứng khoán được thể hiện trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp:

+ Chứng khoán kinh doanh là yếu tố không thể thiếu trong báo cáo tài chính hàng tháng cũng như hàng năm của doanh nghiệp.

+ Chứng khoán đầu tư thì không được ghi vào lợi nhuận ròng và cũng không được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Mua bán, giao dịch chứng khoán kinh doanh nói riêng và chứng khoán nói chung là những hoạt động đòi hỏi sự cẩn thận trước khi ra mỗi quyết định mua, bán. Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán để có thể làm chủ mọi quyết định giao dịch của mình cũng như có những thành công trên thị trường thì cần phải trải qua quá trình trau dồi vốn kiến thức về thị trường cũng như kinh nghiệm thực tế. Hy vọng những chia sẻ kiến thức về chứng khoán kinh doanh cũng như những phân tích về chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh ngày hôm nay sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư để có thêm góc nhìn về thị trường chứng khoán.

=> Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ hỗ trợ đầu tư chứng khoán toàn diện. Đánh giá toàn cảnh thị trường, phân tích vĩ mô, phân tích nhóm ngành, phân tích cổ phiếu và bộ lọc chuyên sâu giúp nhận diện cơ hội.