Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta được tiếp xúc rất nhiều với các loại đồ dùng như ti vi, tủ lạnh, điện thoại,…Tất cả các loại vật dụng này được gọi chung là hàng hóa. Vậy hàng hóa là gì? giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là gì, có những thuộc tính nào và mối quan hệ giữa các thuộc tính ấy ra sao? Mọi thắc mắc sẽ được chúng tôi làm rõ thông qua bài chia sẻ kiến thức dưới đây. Đồng thời bạn cũng sẽ biết được lý do tại sao hàng hóa lại có những thuộc tính đặc trưng giúp quá trình trao đổi, mua bán trở nên dễ dàng hơn.
Bạn đang xem: Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là
Hàng hóa là gì?
Hàng hóa trong tiếng Anh là Goods hoặc Commodities, là các sản phẩm hữu hình, giúp làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Các sản phẩm có thể là máy giặt, bột giặt, tủ lạnh, máy rửa bát,…đều rất cần thiết trong cuộc sống.
Trong kinh tế Chính trị Mac – Lenin, hàng hóa còn được hiểu là sản phẩm lao động thông qua quá trình trao đổi, mua bán. Người ta có thể dùng tiền để mua bất cứ loại hàng nào nhằm phục vụ đời sống con người. Trong đó, hàng hóa được chia thành hàng tiêu dùng và hàng đầu tư. Đây là các nhân tố quan trọng tạo nên tổng sản phẩm trong nước. Hàng đầu tư là những mặt hàng sinh lợi nhuận cho con người. Ngoài ra, một khái niệm khác chính là hàng hóa kinh tế. Đây là những hàng hóa khan hiếm hay các loại hàng hóa mà người ta muốn mua nhiều hơn điều kiện cho phép. Các loại hàng hóa này thường mang đến cho con người sự thỏa mãn tốt hơn mong đợi.
Hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị, nhưng không phải bất cứ vật nào có giá trị sử dụng cũng phải là hàng hóa. Một vật muốn trở thành hàng hóa khi giá trị sử dụng của vật đó chính là sản xuất ra để bán, để trao đổi. Điều này đồng nghĩa với việc vật này phải có giá trị trao đổi. Nếu bạn muốn hiểu rõ giá trị hàng hóa trước hết phải hiểu về giá trị trao đổi. Trong lĩnh vực Logistics, hàng hóa vẫn được hiểu theo khái niệm cổ điển (đã nói ở phần đầu bài viết). Hàng hóa Logistics được hiểu là những sản phẩm hữu hình, có khả năng lưu trữ, bảo quản trong các kho hàng hay có thể luân chuyển (bằng các phương tiện vận tải) được trong chuỗi cung ứng sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?
Giá trị sử dụng của hàng hóa trong Tiếng Anh được gọi là Use Value hay Value In Use. Giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là một trong hai thuộc tính của hàng hoá và giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó của con người. Theo đó nên với bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng đó (tính có ích đó) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Ví dụ, công dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn…
Nhìn chung nếu chúng ta dựa trên cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên (lý, hóa học) của thực thể hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất. Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kĩ thuật và của lực lượng sản xuất nói chung.
Có thể ví dụ như than đá ngày xưa chỉ được dùng làm chất đốt (đun, sưởi ấm), khi khoa học – kĩ thuật phát triển hơn nó còn được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất. Theo đó nên hiện nay với xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.
Ta thấy hiện nay, với giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng xã hội vì giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người sản xuất trực tiếp mà là cho người khác, cho xã hội, thông qua trao đổi, mua bán. Cũng từ đó nên đòi hỏi người sản xuất hàng hóa phải luôn luôn quan tâm đến nhu cầu của xã hội, làm cho sản phẩm của mình đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Nói chung, giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.
* Ví dụ: 1m vải = 5kg thóc
Xem thêm : Soạn bài Khi con tu hú của tác giả Tố Hữu – Ngữ Văn 8
Tức là 1m vải có giá trị trao đổi bằng 5kg thóc. Vấn đề là, tại sao vải và thóc lại có thể trao đổi được với nhau, và hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định (1:5). Hai hàng hóa khác nhau (vải và thóc) trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung nào đó.
Câu trả lời là cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy với nhau. Chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó chính là giá trị của hàng hóa. Như vậy, giá trị của hàng hóa là hao phí lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Mối quan hệ với giá trị của hàng hóa được hiểu thế nào?
Giá trị sử dụng của hàng hóa và giá trị hàng hoá có quan hệ chặt chẽ với nhau, vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Cụ thể như sau:
Trong mối quan hệ thống nhất:
Hai thuộc tính này cùng đồng thời tồn tại trong một hàng hoá. Nếu một vật có giá trị sử dụng (tức có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người, xã hội), nhưng không có giá trị (tức không do lao động tạo ra, không có kết tinh lao động) như không khí tự nhiên thì sẽ không phải là hàng hoá. Ngược lại, một vật có giá trị (tức có lao động kết tinh), nhưng không có giá trị sử dụng (tức không thể thoả mãn nhu cầu nào của con người, xã hội) cũng không trở thành hàng hoá.
Trong mối quan hệ đối lập:
Thứ nhất, với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hoá khác nhau về chất (vải mặc, sắt thép, lúa gạo…). Nhưng ngược lại, với tư cách là giá trị thì các hàng hoá lại đồng nhất về chất, đều là “những cục kết tinh đồng nhất của lao động mà thôi”, tức đều là sự kết tinh của lao động, hay là lao động đã được vật hoá ( vải mặc, sắt thép, lúa gạo…đều do lao động tạo ra, kết tinh lao động trong đó).
Thứ hai, quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời nhau cả về mặt không gian và thời gian.
Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông và thực hiện trước.
Giá trị sử dụng được thực hiện sau, trong lĩnh vực tiêu dùng.
Người sản xuất quan tâm tới giá trị, nhưng để đạt được mục đích giá trị bắt buộc họ cũng phải chú ý đến giá trị sử dụng, ngược lại người tiêu dùng quan tâm tới giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Nhưng muốn có giá trị sử dụng họ phải trả giá trị cho người sản xuất ra nó. Nếu không thực hiện giá trị sẽ không có giá trị sử dụng. Mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng sản xuất thừa.
Xem thêm : Uống nhiều nước ngọt có bị tiểu đường không?
Lý do tại sao hàng hóa lại có hai thuộc tính?
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên ta cần hiểu hai thuộc tính tồn tại trong hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị. Chúng không phải do hai loại lao động khác nhau kết tinh bên trong mà do lao động của người sản xuất hàng hóa có bản chất là tính 2 mặt, bao gồm lao động cụ thể và lao động trừu tượng. Người đầu tiên phát hiện ra điều này chính là C.Mác.
Lao động cụ thể:
Đây là loại lao động có ích, được thể hiện dưới một hình thức cụ thể là những nghề nghiệp chuyên ngành nhất định. Khi đó, lao động cụ thể sẽ tạo ra giá trị sử dụng. Với mỗi lao động cụ thể có đối tượng, mục đích, công cụ, phương pháp và kết quả lao động riêng đều tạo ra những sản phẩm chứa công dụng khác nhau. Và điều này tạo ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa.
Lao động trừu tượng:
Đây là loại lao động của người sản xuất hàng hóa không kể đến hình thức cụ thể của nó và quy nó về một cái chung nhất chính là sự tiêu hao sức lao động (tiêu hao nơron thần kinh, bộ óc, trí tuệ,…) của người lao động trong quá trình sản xuất hàng hóa nói chung. Lao động trừu tượng sẽ được tích lũy bên trong hàng hóa và tạo ra các giá trị. Cụ thể là:
Chỉ có lao động của những người lao động trong sản xuất hàng hóa mới đem lại tính trừu tượng và tạo ra giá trị;
Lao động trừu tượng là mặt chất của giá trị. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu là không phải có hai thứ lao động được kết tinh trong hàng hóa mà là lao động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt.
Tính hai mặt sẽ liên quan đến tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động trong sản xuất hàng hóa. Cụ thể:
Tính chất tư nhân: Với mỗi người sản xuất hàng hóa đều sở hữu tính tự chủ của riêng mình nên việc sản xuất ra cái gì và sản xuất như thế nào là sự lựa chọn của riêng họ. Vì vậy, lao động của họ trở thành việc riêng và mang tính tư nhân nên lao động cụ thể của họ sẽ biểu hiện của lao động tư nhân;
Tính chất xã hội: Lao động của mỗi cá nhân trong sản xuất hàng hóa cũng được xem là một bộ phận của lao động xã hội trong hệ thống phân công lao động xã hội nói chung. Chính việc phân công lao động xã hội làm cho lao động của người sản xuất trở thành một bộ phận quan trọng trong lao động xã hội và từ đó nó tạo lên sự phụ thuộc giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau. Khi họ làm việc cho nhau thì người này làm việc vì người kia thông qua quá trình trao đổi và mua bán. Do đó, trao đổi hàng hóa không thể dựa vào lao động cụ thể mà cần quy thành lao động đồng nhất để biểu hiện cho lao động xã hội và gọi là lao động trừu tượng.
Như vậy, Luật Trần và Liên Danh đã vừa cập nhật những kiến thức quan trọng để bạn nắm rõ giá trị sử dụng của hàng hóa được hiểu là gì, có mối liên hệ ra sao giữa hai thuộc tính liên quan. Bạn đọc quan tâm muốn tìm hiểu sâu hơn để phục vụ hiệu quả cho quá trình giao dịch, mua bán giữa Bên bán với Bên mua, nhất định đừng bỏ qua. Ngoài ra, nếu Doanh nghiệp nào cần thuê trọn gói Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng container đường sắt, đường bộ, đường biển hay cần tư vấn cụ thể hơn về phương thức, giải pháp vận tải tối ưu giúp kế hoạch giao thương với đối tác/bạn hàng đạt hiệu quả cao nhất, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo Hotline bên dưới.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp