Hiện nay do tác động của đời sống kinh tế, xã hội và các yếu tố khác trong xã hội, tình trạng chung sống như vợ chồng ngày càng có chiều hướng gia tăng và tính chất ngày càng phức tạp. Nhóm đối tượng sống chung như vợ chồng có thể là các đôi nam, nữ “sống thử”, các cắp đôi đồng giới, chuyển giới. Vậy khái niệm chung sống như vợ chồng được quy định như thế nào dưới góc độ pháp lý? Thắc mắc trên sẽ được Luật Hoàng Anh tư vấn trong bài viết dưới đây.
I. Khái quát chung về khái niệm “Chung sống như vợ chồng”
Theo Đại từ điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý “Chung” được hiểu là cùng với nhau làm gì đó và “chung sống” được hiểu là cùng sống với nhau. Theo đó ta có thể hiểu “chung sống như vợ chồng” là việc cùng sinh sống với nhau và xem nhau như vợ chồng, mặc dù chưa đăng kí kết hôn. Dưới góc độ xã hội, chung sống như vợ chồng là nam, nữ về cùng chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không tổ chức hôn lễ cũng như không đăng kí kết hôn. Dưới góc độ thuật ngữ pháp lý thì “chung sống như vợ chồng” chỉ mối quan hệ nam, nữ sống chung với nhau mà không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật và họ vẫn thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với nhau như vợ chồng hợp pháp. Hiện nay, khái niệm này có thể được hiểu theo nhiều cách như sau: – Chung sống như vợ chồng là hiện tượng xã hội phổ biến, chủ yếu xảy ra ở những cặp đôi trẻ yêu nhau. Họ quyết định và tự nguyện sống cùng nhau để tìm hiểu về tính cách, lối sống của nhau có thật sự hòa hợp để tiến tới hôn nhân không. Chung sống như vợ chồng hay còn được gọi là sống thử. – Chung sống như vợ chồng là việc nam nữ về sống chung vớ nhau, dù chưa đăng ký kết hôn nhưng hai người được gia đình và những người xung quanh công nhận sinh hoạt như vợ chồng và cùng nhau tạo lập tài sản, sinh con chung. – Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ công khai quan hệ chung sống với nhau và không đăng ký kết hôn hoặc không đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
Bạn đang xem: Chung sống như vợ chồng là gì? Đặc điểm của mối quan hệ chung sống như vợ chồng?
II. Pháp luật quy định như thế nào về khái niệm “sống chung như vợ chồng”
Khoản 7, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng”. Đây chính là khái niệm pháp lý chính thức về “chung sống như vợ chồng” dành cho người dân và các chủ thể áp dụng pháp luật. Theo đó, chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức sống chung, xem nhau như vợ chồng và không đăng ký kết hôn. Để làm rõ hơn về khái niệm Chung sống như vợ chồng quy định tại Khoản 7, Điều 3 Luật này, ta nên đặt nó trong mối tương quan với khái niệm kết hôn và giá trị giấy chứng nhận kết hôn. Theo từ điển Tiếng Việt thì “Kết hôn là việc nam nữ chính thức lấy nhau thành vợ chồng”. Khoản 5, Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Điều kiện kết hôn là điều kiện do pháp luật quy định mà các bên nam nữ cần phải có hoặc không phải có điều kiện đó mới có quyền được kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Đăng ký kết hôn là ghi vào sổ đăng ký kết hôn để chính thức công nhận nam nữ là vợ chồng hợp pháp. Đăng ký kết hôn là hoạt động hành chính nhà nước, là thủ tục pháp lý cần thiết để Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân nam nữ. Giấy đăng ký kết hôn là sự thừa nhận của nhà nước đối với quan hệ hôn nhân. Từ điển Luật học giải thích: Giấy đăng ký kết hôn là chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kết hôn cấp cho hai bên nam nữ sau khi xem xét các điều kiện kết hôn của họ là hợp pháp. Giá trị của giấy đăng ký kết hôn thể hiện ở những mặt sau đây: giấy chứng nhận kết hôn làm phát sinh quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng; giấy chứng nhận kết hôn làm phát sinh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng; Giấy chứng nhận kết hôn làm phát sinh quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng; giấy chứng nhận kết hôn làm phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con từ đó phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái. Tóm lại, tình trạng chung sống như vợ chồng ngày càng có xu hướng gia tăng và phổ biến trong xã hội. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của những người trong cuộc mà còn có tác động tiêu cực đến suy nghĩ của những người xung quanh.
Xem thêm : PHONG THỦY CHO NGƯỜI MỆNH HỎA
Luật Hoàng Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp