Tin tức

1. Những điều cần biết về chụp cộng hưởng từ

Trước khi tìm hiểu chi phí và quy định chi trả y tế, người bệnh cần nắm các thông tin về dịch vụ này.

1.1. chụp cộng hưởng từ là gì?

Chụp cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp được các bác sĩ chỉ định khi cần chẩn đoán những bệnh cần quan sát tổng thể các cơ quan. Nhờ quan sát hình ảnh sau khi chụp, bác sĩ biết được cấu trúc của mỗi bộ phận. Đồng thời, đánh giá các tình trạng hiện tại của từng bộ phận trong cơ thể.

Hiện nay, phương pháp chụp cộng hưởng từ được chỉ định trong việc điều trị các bệnh liên quan tới: Não, thần kinh, cột sống,… Hình ảnh MRI có độ phân giải cao và độ tương phản dễ quan sát.

1.2. Ưu điểm của MRI

MRI được áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện lớn, phương pháp này mang lại những ưu điểm tuyệt vời:

  • Chụp cộng hưởng từ thu được hình ảnh rõ nét, chất lượng chi tiết từng bộ phận và cấu trúc trong cơ thể.

  • MRI giúp các bác sĩ nhận định và đánh giá cấu trúc, chức năng của từng cơ quan nội tạng trong cơ thể.

  • Phương pháp này mang lại lợi ích tuyệt vời trong chẩn đoán và sớm phát hiện các khối u. Giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh ung thư ngay từ sớm.

  • MRI còn giúp phát hiện những bất thường trong từng lớp xương mà hầu hết các hình ảnh khác không chẩn đoán được.

  • Đặc biệt, phương pháp này không phát ra tia X hay bức xạ nguy hiểm, không ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Ngoài ra, sử dụng hình ảnh MRI còn chẩn đoán chính xác các bệnh liên quan tới thần kinh và mạch máu.

Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán các hình ảnh của mỗi bộ phận trong cơ thể

Chụp cộng hưởng từ chẩn đoán các hình ảnh của mỗi bộ phận trong cơ thể

1.3. Nhược điểm của MRI

Bên cạnh mang lại các ưu điểm nổi trội, chụp cộng hưởng từ cũng có những nhược điểm. Cụ thể:

  • Chi phí chụp cao hơn so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Bởi đây là phương pháp hiện đại, cho kết quả tốt nhất.

  • Khi chụp MRI, bệnh nhân sẽ được cho vào lồng kín. Cho nên, phương pháp này không dành cho những người có hội chứng sợ không gian hẹp và kín.

  • Đối với chụp hình ảnh vỏ xương bằng MRI có thể kết quả không chất lượng bằng X-quang hay chụp cắt lớp.

  • Các trường hợp ngoại trừ: Bệnh nhân đang cấy mô tai, cấy mô mắt, có máy tạo nhịp tim hoặc dùng thiết bị hồi sức.

1.4. Cần chuẩn bị những gì khi chụp cộng hưởng từ

Khi được bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ, hầu hết bệnh nhân không cần phải chuẩn bị gì. Tuy nhiên, nếu người bệnh đang trong giai đoạn điều trị bệnh hoặc có cấy ghép các thiết bị trong cơ thể. Để tránh ảnh hưởng tới chất lượng hình ảnh, bệnh nhân cần khai báo cho bác sĩ trước khi chụp.

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn trả lời các câu hỏi về an toàn trong bảng y tế. Đối với người cần chụp MRI khi cơ thể có các vật chứa kim loại. Thậm chí người đang có tiền sử dị ứng với thuốc cũng cần trả lời câu hỏi thành thật.

Người bệnh có tiền sử dị ứng, cấy ghép thiết bị trong cơ thể cần báo với bác sĩ khi chụp MRI

Người bệnh có tiền sử dị ứng, cấy ghép thiết bị trong cơ thể cần báo với bác sĩ khi chụp MRI

2. Giải đáp thắc mắc: Chụp cộng hưởng từ có được bảo hiểm?

Nhiều bệnh nhân khi được chỉ định thường băn khoăn chụp cộng hưởng từ có được bảo hiểm. Thông thường, mức chi phí cho mỗi lần chụp MRI dao động trong khoảng 1.800.000 đồng trở lên. Tùy vào mỗi bộ phận trong cơ thể và nơi tiến hành chụp mà chi phí có thể khác nhau.

Do đó, việc người bệnh quan tâm tới chi phí chụp cộng hưởng từ có được bảo hiểm là điều dễ hiểu.

2.1. Quy định chi trả bảo hiểm dành cho chụp cộng hưởng từ

Theo thông tư của bộ Y tế 15/2018/TT-BYT, bệnh nhân sử dụng dịch vụ này sẽ được hỗ trợ giảm giá: Chụp X-quang, chụp cắt lớp, nội soi, siêu âm,… áp dụng trong các bệnh viện công lập, dành cho người có thẻ bảo hiểm y tế.

Đối với chụp cộng hưởng từ thì có hai dịch vụ được chi trả y tế, bao gồm: Chụp MRI sử dụng thuốc cản quang và MRI không sử dụng thuốc cản quang.

2.2. Các trường hợp được chi trả bảo hiểm khi chụp cộng hưởng từ

Theo luật y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì bệnh nhân tham gia chụp cộng hưởng từ sẽ được chi trả y tế theo các khoản sau:

Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được bảo hiểm y tế chi trả chụp MRI khi được bác sĩ chỉ định. Mức chi trả sẽ tùy thuộc vào cơ sở khám chữa bệnh và mỗi bộ phận cần chụp.

Chụp MRI được chi trả chi phí khi khám đúng tuyến và được bác sĩ chỉ định

Chụp MRI được chi trả chi phí khi khám đúng tuyến và được bác sĩ chỉ định

3. Nên chụp cộng hưởng từ ở đâu uy tín, chất lượng?

Mặc dù đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt nhất, tuy nhiên người bệnh không nên lạm dụng. Để an toàn khi điều trị, phát hiện sớm các bệnh lý thì bạn cần chọn nơi chụp MRI chất lượng.

Thay vì đắn đo chất lượng và chi phí chụp MRI, bệnh nhân có thể tham khảo dịch vụ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có trên 24 năm kinh nghiệm và sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012. Cùng với đội ngũ y tế có chuyên môn, luôn tận tâm và tạo sự tin tưởng cho mọi bệnh nhân.

Bên cạnh đó, chụp cộng hưởng từ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bệnh nhân sẽ được hỗ trợ chi phí bảo hiểm. Dành cho những đối tượng có thẻ bảo hiểm của các công ty sau: Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm dầu khí PVI, Bảo hiểm Vietinbank (VBI), Bảo hiểm nhân thọ Manulife, Bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Life,… cùng với hơn 30 bảo hiểm khác.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - Nơi gửi gắm niềm tin cho mọi bệnh nhân

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC – Nơi gửi gắm niềm tin cho mọi bệnh nhân

Bệnh viện của chúng tôi tiếp nhận các dịch vụ bảo lãnh viện phí dành cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm. Áp dụng tại hai địa chỉ dưới đây:

  • Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 42 – 44 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội

  • Phòng khám Đa khoa MEDLATEC: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội

Để được giải đáp các thắc mắc về dịch vụ chụp cộng hưởng từ, bệnh nhân cần tư vấn. Hoặc đặt lịch hẹn từ sớm, để không phải chờ đợi lâu, vui lòng liên hệ với bệnh viện chúng tôi qua tổng đài 1900 56 56 56.

Hy vọng bài viết giải đáp thắc mắc chụp cộng hưởng từ có được bảo hiểm sẽ giúp ích cho các bệnh nhân. Khi cần tiến hành chụp MRI, bạn nên đọc kỹ các quy định và điều khoản trong bảo hiểm để biết mức chi trả phù hợp.