Câu hỏi:
Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là?
A. Chuyển động có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến.
B. Chuyển động có thực của Mặt Trời trong năm giữa hai cực.
C. Chuyển động do ảo giác của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến.
D. Chuyển động do ảo giác của Mặt Trời trong năm giữa hai cực.
Đáp án đúng C.
Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là chuyển động do ảo giác của Mặt Trời trong năm giữa hai chí tuyến, ngoài phạm vi khu vực nội chí tuyến không nhìn thấy hiện tượng này.
Giải thích lý do chọn đáp án C:
Xem thêm : Sinh Năm 1948 Mệnh Gì? Tuổi Mậu Tý Hợp Tuổi Nào, Màu Gì?
Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là chuyển động nhìn thấy nhưng không có thật của Mặt Trời hàng năm diễn ra giữa hai chí tuyến.
Nguyên nhân: Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi chuyển động làm cho ta ảo giác Mặt Trời chuyển động.
Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh:
+ Khu vực nội chí tuyến có hai lần.
+ Khu vực ở hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam có một lần.
+ Khu vực ngoại chí tuyến không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.
– Mùa là một phần thời gian của năm, nhưng có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.
Xem thêm : Phụ nữ sau sinh ăn dưa hấu được không?
– Nguyên nhân: Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quĩ đạo và trong suốt năm, trục không đổi phương trong không gian. Do đó có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận lượng bức xạ mặt trời mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
– Thời gian các mùa trong năm (ở Bắc bán cầu mùa ngược lại Nam bán cầu):
+ Mùa xuân: từ 21/3 (lập xuân) đến 22/6 (hạ chí).
+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
Khi chuyển động, do trục Trái đất nghiêng, nên tùy vị trí của Trái đất trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp