Chuyển hộ khẩu có cần đổi căn cước công dân không?
Điều 23 Luật CCCD 2014 quy định những trường hợp cần phải đổi lại căn cước công dân mới, bao gồm: Khi công dân đủ 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi, căn cước công dân bị hư hỏng, thay đổi thông tin cá nhân (họ, tên, chữ đệm), đặc điểm nhận dạng, giới tính, quê quán…
Do đó, khi chuyển hộ khẩu (thay đổi địa chỉ thường trú), bạn không cần phải làm lại căn cước công dân mới.
Bạn đang xem: Chuyển hộ khẩu có cần đổi căn cước công dân không?
Thực hiện các dịch vụ công ngay tại nhà. Ảnh: MINH HOÀNG/Canva
Tuy nhiên, nếu đang sử dụng chứng minh nhân dân (CMND), người dùng cần phải đổi sang căn cước công dân gắn chip khi thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cụ thể, theo Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về Chứng minh nhân dân, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi CMND:
– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng
– Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Xem thêm : 21/12 cung gì? Tính cách, tình yêu, sự nghiệp, sức khoẻ 2024
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Trước đó không lâu, Kỷ Nguyên Số đã có bài viết hướng dẫn cách chuyển hộ khẩu ngay tại nhà thông qua cổng Dịch vụ công quốc gia, bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết tại đây.
Cách đổi căn cước công dân ngay tại nhà
Tương tự, nếu đang sử dụng chứng minh nhân dân, bạn đọc có thể gửi yêu cầu đổi sang căn cước công dân gắn chip ngay tại nhà.
Đầu tiên, bạn hãy mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG) tại đây.
Tiếp theo, bạn gõ vào thanh tìm kiếm từ khóa căn cước công dân và chọn dịch vụ Cấp thẻ căn cước công dân khi đã có thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (thực hiện tại cấp tỉnh/huyện) – Nộp trực tuyến.
Chọn dịch vụ công tương ứng. Ảnh: MINH HOÀNG
Lúc này, người dùng sẽ được chuyển sang cổng Dịch vụ công Bộ Công an. Nếu đang sử dụng chứng minh nhân dân và muốn đổi sang căn cước công dân, bạn hãy chọn Cấp thẻ căn cước công dân.
Ngược lại, nếu đã có căn cước công dân nhưng bị hư hỏng, sai thông tin, người dùng chỉ cần cần chọn Đổi thẻ căn cước công dân.
Nếu đang sử dụng chứng minh nhân dân, khi chuyển hộ khẩu bạn cần đổi sang căn cước công dân gắn chip. Ảnh: MINH HOÀNG
Xem thêm : Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ về lòng yêu thương
Trong trường hợp mất căn cước công dân, bạn hãy chọn Cấp lại thẻ căn cước công dân. Điền đầy đủ các thông tin cá nhân cần thiết, lý do… và làm theo các bước hướng dẫn cho đến khi hoàn tất.
Để tiết kiệm thời gian đi lại, bạn có thể đăng ký dịch vụ chuyển phát nhanh để gửi căn cước công dân mới về tận nhà.
Yêu cầu chuyển phát thẻ căn cước công dân về tận nhà. Ảnh: MINH HOÀNG
Khi gửi yêu cầu thành công, bạn sẽ nhận được mã hồ sơ để theo dõi quá trình thực hiện và kết quả. Thời gian giải quyết thường sẽ rơi vào khoảng 7 ngày, không bao gồm thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ.
Hiện tại công an một số quận huyện cũng đã triển khai việc cấp số thứ tự làm căn cước công dân thông qua Zalo, bạn đọc quan tâm có thể mở Zalo, gõ tên công an quận/huyện vào khung tìm kiếm, sau đó bấm Quan tâm.
Ví dụ, người dùng chỉ cần mở Zalo của công an quận Tân Phú, sau đó bấm vào tùy chọn Bấm số làm CCCD, Tra cứu CCCD… và làm theo các bước hướng dẫn.
Bấm số làm căn cước công dân thông qua Zalo. Ảnh: MINH HOÀNG
Hy vọng với những thông tin mà Kỷ Nguyên Số vừa cung cấp, bạn đọc sẽ biết cách gửi yêu cầu cấp căn cước công dân gắn chip ngay tại nhà, tiết kiệm thời gian và công sức đi lại.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp