Sổ đỏ và sổ hồng là gì? Nếu gia đình đang có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu muốn chuyển đổi sổ đỏ sang sổ hồng thì thời gian là bao lâu? Phí chuyển đổi theo quy định Chính phủ là bao nhiêu? Cùng Nhà Phố Net khám phá trong nội dung dưới đây.
Khái niệm sổ đỏ và sổ hồng
Sổ đỏ là từ được người dân hay dùng để chỉ giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Đây là chứng thư pháp lý giúp Nhà nước xác nhận được quyền sử dụng đất cho người có quyền hợp pháp. Trong đó cái tên sổ đỏ được đặt dựa trên màu sắc trang bìa là màu đỏ.
Bạn đang xem: Thời gian đổi sổ đỏ sang sổ hồng mất bao lâu? Phí chuyển đổi là bao nhiêu?
Sau này với nghị định 88/2009/NĐ-CP vào ngày 10/12/2009 mẫu sổ mới chính thức được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và sử dụng đến bây giờ. Với cái tên là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Do bìa quyển sổ đã được thay thế thành màu hồng nên thuật ngữ “Sổ hồng” được ra đời.
Nhìn chung có thể hiểu sổ đỏ và sổ hồng có tính chất tương đương nhau, tuy nhiên sổ hồng là mẫu sổ mới được áp dụng từ năm 2009 đến nay. Trong đó sổ đỏ là những loại sổ được cấp trước thời điểm năm 2009. Vì vậy đối với những cá nhân, hộ gia đình muốn đổi sổ đỏ sang sổ hồng đều là quyền lợi của người sử dụng đất.
Những trường hợp được cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Hiện nay Chính phủ đã quy định rõ ràng những đối tượng được cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng và những nhu cầu có thể thực hiện cấp đổi như sau:
- Người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (Tức tên gọi khác trước đây của sổ hồng) sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Người sử dụng muốn đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng (Là tên gọi trước đây của sổ hồng) sang sổ hồng;
- Người có nhu cầu đổi sổ đỏ bao gồm (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở) sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đât.
- Các loại giấy chứng nhận đã bị ố nhòe, hư hỏng, rách có nhu cầu cấp đổi mới.
- Do có sự thay đổi trong việc dồn điền, đổi thửa, xác định lại kích thước thửa đất và diện tích làm trong sổ, cần phải làm sang sổ mới.
Trên đây là những trường hợp có thể và được phép cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng được Nhà Phố Net tổng hợp theo nghị định pháp luật.
Thủ tục hay quy trình cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Xem thêm : Mùi nhang muỗi có độc không? Lưu ý sức khỏe
Sau khi xác định rõ các đối tượng được pháp cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng bạn cần thực hiện các bước sau để thực hiện thủ tục xin đổi sổ mới.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Dựa theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT đã chỉ rõ ràng hồ sơ liên quan đến quy trình cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng cần những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp đổi sổ theo mẫu số 10/ĐK;
- Bản gốc của Giấy chứng nhận (tức sổ đỏ) đã cấp;
- Đối với trường hợp đổi Giấy sau khi dồn điền, đổi thửa, đo đạc lại mà Giấy chứng nhận bản gốc đang thế chấp tín dụng thì phải có bản sao của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc.
Trên đây là những giấy tờ cần chuẩn bị trong bộ hồ sơ đổi sổ đỏ sang sổ hồng. Việc chuẩn bị ban đầu đầy đủ và chính xác có thể giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian đáng kể.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Địa điểm tiếp nhận và xử lý cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng hiện nay bạn có thể thực hiện tại các cơ quan có thẩm quyền sau:
- Văn phòng đăng ký đất đai ở xã, quận, huyện, thành phố;
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện đối với những địa phương chưa có văn phòng đăng ký đất đai.
- Bộ phận một cửa tại xã, quận, huyện.
- Đối với các cá nhân, hộ gia đình còn có thể nộp tại UBND cấp xã, phường, thị trấn.
Trong đó bạn cần lưu ý, những cơ quan tiếp nhận và xử lý yêu cầu phải là địa điểm tại nơi sở hữu đất. Tức bạn có đất ở xã nào, huyện nào thì đến cơ quan tại xã, huyện đó để thực hiện đổi sổ đỏ sang sổ hồng.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Sau khi cán bộ đại diện cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện kiểm tra và rà soát những nội dung còn thiếu hay chưa đạt, phản hồi trực tiếp đến người nộp đơn. Người nộp đơn phải có nghĩa vụ hoàn thành đầy đủ theo đúng yêu cầu.
Đối với những hồ sơ đã đạt có trách nhiệm ghi đầy đủ các thông tin người nộp vào Sổ tiếp nhận hồ sơ. Sau đó thực hiện viết và đưa Phiếu tiếp nhận cho người thực hiện yêu cầu, nộp hồ sơ.
Bước 4: Xử lý hồ sơ cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Xem thêm : Gdkt và pl là gì? Tầm quan trọng của gdkt và pl bạn biết chưa
Trong giai đoạn xử lý hồ sơ cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng, văn phòng tiếp nhận sẽ lập hồ sơ trình lên cơ quan có thẩm quyền để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đối với trường hợp xin cấp đổi do dồn điền, đổi thửa, đo đạc lại mà Giấy chứng nhận lại đang được thế chấp tín dụng, lúc này quy trình xử lý sẽ tiến hành theo các bước sau:
- Đầu tiên, thực hiện thông báo cho tổ chức tín dụng về trường hợp cấp đổi.
- Xác nhận việc đăng ký và thế chấp tài sản gắn liền với đất vào Giấy chứng nhận mới đã được cấp bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Tiến hành giao Giấy chứng nhận cho Văn phòng quản lý đất đai.
Trên đây là những thủ tục xin cấp đổi sổ đỏ cũ sang sổ mới 2022 (hay sổ hồng). Tất cả những bước này được thực hiện theo quy trình khép kín thuộc trách nhiệm của cán bộ tiếp nhận và cơ quan có thẩm quyền.
Bước 5: Trả kết quả hồ sơ cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Cuối cùng sau khi Văn phòng nhận được kết quả hoàn thiện quy trình cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng sẽ thực hiện trao trả cho người nộp hồ sơ. Tuy nhiên với mỗi từng trường hợp khác nhau sẽ có phương pháp và thời gian trả kết quả khác nhau:
- Thời hạn giải quyết cho thủ tục hành chính này được quy định rõ ràng trong Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP là không quá 07 ngày kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp hồ sơ tại các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn sẽ là không quá 17 ngày.
- Với trường hợp xin được cấp đổi do đo vẽ lại bản đồ sẽ là không quá 50 ngày.
- Ngoài ra đối với trường hợp xin cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng do đo đạc lại bản đồ địa chính, hợp thửa,… gắn liền với tổ chức tín dụng thì sau khi người sử dụng nhận được kết quả cần giao lại cho tổ chức tín dụng để nhận lại giấy chứng nhận cũ và thay thế sổ hồng mới.
Lưu ý: Quy định cấp sổ hồng mới sẽ được xử lý trong thời gian trên không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định pháp luật. Đồng thời không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện các nghĩa vụ tài chính (nếu có) và thời gian xem xét trường hợp vi phạm pháp luật, trưng cầu giám định.
Lệ phí đổi sổ đỏ sang sổ hồng
Vậy đổi sổ đỏ sang sổ hồng mất bao nhiêu? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà bạn đọc quan tâm. Theo pháp luật quy định trong Khoản 5 thuộc Điều 3 Thông tư 250/2016/TT-BTC đã quy định rõ ràng về lệ phí bao gồm:
- Lệ phí cấp đổi sổ đỏ sang sổ hồng hay cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản gắn liền với đất thuộc thẩm quyền và mức thu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Vì vậy mỗi tỉnh sẽ có mức thu khác nhau.
- Tuy nhiên mức thu dao động từ 25.000 – 50.000đ đối với hộ gia đình hoặc cá nhân.
- Ngoài ra một số trường hợp được miễn lệ phí là những hộ gia đình có sổ đỏ cấp trước ngày 01/08/2009 đến nay vẫn còn hiệu lực pháp lý.
Trên đây là chi phí chuyển đổi sổ đỏ sang sổ hồng được pháp luật quy định rõ ràng trong thông tư 250/2016/TT-BTC. Nếu như bạn đang có nhu cầu đổi sổ, làm sổ đỏ,… đừng quên theo dõi các bài viết pháp luật tại Nhà Phố Net luôn cập nhật mới nhất và chính xác nhất nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp