Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về các phương pháp kế toán trong bài viết sau đây.
- Phương pháp kế toán là gì
Phương pháp kế toán là phương thức, các biện pháp mà kế toán doanh nghiệp sử dụng để thu nhập, xử lý và cung cấp thông tin về những nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoạt động có liên quan đến doanh nghiệp.
Bạn đang xem: Tin tức & sự kiện
Mỗi doanh nghiệp đều cần lựa chọn phương pháp kế toán để áp dụng tại doanh nghiệp mình vì kế toán cần có căn cứ để thực hiện ghi nhận các thông tin kế toán.
- Các phương pháp kế toán phổ biến hiện nay
2.1 Phương pháp tài khoản kế toán
Khái niệm: Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp phân loại đối tượng kế toán thành các đối tượng cụ thể chi tiết, từ đó theo dõi một cách có hệ thống về tình hình hiện có cùng những biến động về đối tượng kế toán phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý.
Các yếu tố cấu thành phương pháp:
- Tài khoản kế toán: Tài khoản là một phương tiện của kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính theo nội dung kinh tế. Hệ thống tài khoản kế toán gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng.
- Quan hệ đối ứng và ghi sổ kép: Quan hệ đối ứng là biểu thị mối quan hệ 2 mặt giữa tài sản và nguồn vốn hay biểu thị mối quan hệ tăng hoặc giảm của tài sản hay nguồn vốn. Ghi sổ kép là hành vi ghi Nợ Có trên một tài khoản thuộc hệ thống tài khoản kế toán.
Ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán:
- Giúp giảm thời gian, công sức để tổng hợp số liệu khi cần biết tại một thời điểm nào đó;
- Là cầu nối trung gian giữa nhu cầu phản ánh từng nghiệp vụ kinh tế riêng lẻ trên chứng từ với nhu cầu tổng hợp thông tin để lên các chỉ tiêu trong báo cáo kế toán.
- …
Xem thêm : Tuổi Bính Thìn 1976 mạng Thổ hợp màu gì?
2.2 Phương pháp chứng từ kế toán
Khái niệm: Phương pháp chứng từ kế toán là phương pháp thông tin và kiểm tra trạng thái và sự vận động của đối tượng kế toán nhằm đáp ứng các yêu cầu của quản lí và làm căn cứ cho việc xử lí thông tin kế toán.
Về cơ bản, doanh nghiệp phải lập chứng từ cho mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến hoạt động doanh nghiệp để đảm bảo trách nhiệm và tính pháp lí của nghiệp vụ phát sinh.
- Hệ thống bảng chứng từ: Chứng từ kế toán là các giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã hoàn thành và làm căn cứ ghi sổ kế toán. Mỗi nghiệp vụ kế toán sẽ có một hoặc một vài chứng từ kế toán kèm theo, ví dụ nghiệp vụ bán hàng có kèm hoá đơn bán hàng, danh mục hàng bán,…
- Các bước luân chuyển của phương pháp chứng từ kế toán: Lập (thu thập) chứng từ => Kiểm tra chứng từ => Ghi sổ kế toán => Bảo quản và lưu trữ chứng từ
Ý nghĩa của phương pháp chứng từ kế toán:
- Giúp phản ánh nguyên hình trạng thái và sự vận động của các đối tượng hạch toán kế toán vốn đa dạng và biến đổi không ngừng.
- Đảm bảo tính hợp pháp của việc hoàn thành các nghiệp vụ kinh tế thuộc đối tượng hạch toán kế toán.
- Đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin nhanh cho các nhà quản lý và công tác phân tích hoạt động kinh doanh tại đơn vị.
- …
2.3 Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán
Khái niệm: Phương pháp tổng hợp và cân đối kế toán là phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các mối quan hệ cân đối vốn có của kế toán nhằm cung cấp thông tin cho những người ra quyết định và phục vụ công tác quản lí trong doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu của kế toán bao gồm tài sản và nguồn vốn. Tính cân đối tổng quát của đối tượng kế toán theo phương pháp này như sau:
- Tài sản = Nguồn vốn
- Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
- Kết quả (Lãi, lỗ) = Doanh thu – Chi phí
Nội dung của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán được xây dựng bởi hai yếu tố là bảng tổng hợp cân đối và phương pháp tổng hợp số liệu.
Xem thêm : Top 10 quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới
Ý nghĩa của phương pháp tổng hợp, cân đối kế toán:
- Là phương pháp cung cấp những thông tin khái quát, tổng hợp nhất về tài sản, nguồn vốn và quá trình kinh doanh mà các phương pháp kế toán khác đã thực hiện.
- Cho phép tập hợp số liệu từ nhiều sổ kế toán để lên được các chỉ tiêu kinh tế trong báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.
- Giúp Ban quản trị doanh nghiệp có được thông tin tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động của đơn vị kế toán nhanh, chính xác.
2.4 Phương pháp tính giá
Khái niệm: Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán quy đổi hình thức biểu hiện của các đối tượng kế toán từ các thước đo khác nhau về một thước đo chung là thước đo tiền tệ để xác định giá trị ghi sổ của các đối tượng cần tính giá theo những nguyên tắc nhất định.
Đặc điểm:
Phương pháp tính giá cho phép tổng hợp và phản ánh các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến tài sản, nguồn hình thành tài sản, cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, xác định chi phí đầu vào và kết quả đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo phương pháp tính giá thì giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Trong quá trình ghi sổ, đơn vị kế toán không được tự điều chỉnh lại giá trị tài sản đã ghi sổ kế toán, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác.
Ý nghĩa của phương pháp tính giá:
- Phương pháp này giúp kế toán xác định được giá trị thực tế của tài sản hình thành trong đơn vị, từ đó phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh vào chứng từ, sổ sách và tổng hợp lên báo cáo.
- Phương pháp này cũng giúp kế toán tính toán được hao phí và kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và tổng hợp được giá trị của toàn bộ tài sản trong đơn vị giúp cho việc quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp trở nên hiệu quả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp