Bà bầu ăn khổ qua được không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu thắc mắc vì khổ qua có rất nhiều lợi ích sức khỏe cũng như hợp khẩu vị của nhiều người. Hãy cùng chuyên mục Thai kỳ của AVAKids giải đáp câu hỏi trên thông qua bài viết này nhé.
1Giá trị dinh dưỡng của khổ qua
Khổ qua (tên gọi khác là mướp đắng) là loại quả có vị mát, thường được sử dụng để chế biến các món ăn giải nhiệt. Đây cũng là loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Thành phần chính
Khổ qua có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: chất xơ, chất béo không bão hòa, đạm, đường, vitamin A, C, và các loại khoáng chất (canxi cho bà bầu, natri, sắt… )
Bạn đang xem: Bà bầu ăn khổ qua được không: Tuy bổ dưỡng nhưng phải cẩn thận
Khổ qua là loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng (Ảnh: Canva)
Bên cạnh đó, khổ qua cũng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao như zeaxanthin và lutein.
Lợi ích với sức khỏe người bình thường
Những lợi ích sức khỏe mà khổ qua mang lại bao gồm:
- Giảm cân: Khổ qua có tác dụng làm giảm khả năng tích trữ mỡ thừa, nhờ đó giúp giảm cân
- Tăng miễn dịch: Trong khổ qua có chứa MAP30 – một loại protein hỗ trợ tăng cường sản xuất các tế bào miễn dịch
- Cải thiện sức khỏe tim mạch: Các dưỡng chất trong khổ qua có khả năng ức chế cholesterol, nhờ đó ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu, giúp tim khỏe hơn
- Cải thiện thị lực: Nhờ vitamin A mà ăn khổ qua còn giúp cải thiện và tăng cương thị lực
Nhờ có tác dụng làm đẹp da và kiểm soát cân nặng nên khổ qua được nhiều chị em bổ sung trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, bà bầu ăn khổ qua được không thì chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ hơn.
2Bà bầu ăn khổ qua được không?
Có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc bà bầu ăn khổ qua được không. Theo các chuyên gia, nếu ăn ở liều lượng thích hợp, khổ qua sẽ là loại thực phẩm đem lại nhiều lợi ích dinh dưỡng cho bà bầu. Dưới đây là một số ưu điểm của khổ qua:
Hàm lượng folate cao
Folate là một loại khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe của mẹ bầu, đồng thời giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng khổ qua có hàm lượng folate rất cao, có thể chiếm đến ¼ nhu cầu folate hàng ngày của mẹ bầu. Do đó, các mẹ hãy bổ sung khổ qua trong thực đơn ăn uống để bổ sung khoáng chất này.
Cung cấp chất xơ
Chất xơ trong khổ qua có tác dụng tạo cảm giác no kéo dài, nhờ đó, mẹ bầu sẽ giảm cảm giác thèm ăn vặt hoặc ăn các món ăn có chứa nhiều calo, hạn chế việt tăng cân quá mức.
Ngoài ra, chất xơ còn giúp nhuận tràng, hạn chế nguy cơ táo bón khi mang thai.
Kiểm soát đường huyết
Rất nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khổ qua góp phần giúp ổn định đường huyết và hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Trong khổ qua có chứa charantin và polypeptide-P, đây là hai hợp chất giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường.
Khổ qua góp phần giúp ổn định đường huyết (Ảnh: Canva)
Cung cấp vitamin, khoáng chất cho thai nhi
Các loại vitamin và khoáng chất có trong khổ qua được chứng minh là góp phần thúc đẩy sự phát triển của thai nhi.
Các dưỡng chất có thể kể đến như: vitamin B1, B2, B3, kali, sắt, kẽm, magie, mangan, niacin, axit pantothenic…
Điều hòa nhu động ruột
Xem thêm : Hướng dẫn cách bỏ nước xả vào ngăn chứa nước xả của máy giặt đúng cách!
Một công dụng nữa của khổ qua là điều hòa nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa và thải độc cơ thể.
3Lưu ý bà bầu khi ăn khổ qua
Mặc dù có nhiều công dụng cũng như lợi ích sức khỏe cho mẹ bầu và thai nhi, tuy nhiên, các mẹ cũng nên tìm hiểu thật kỹ xem bà bầu ăn khổ qua được không và nên ăn như thế nào.
Bà bầu không nên ăn khổ qua trong tam cá nguyệt đầu tiên (Ản: Canva)
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu không nên ăn khổ qua trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu thai kỳ). Ngoài ra, các mẹ cũng không nên làm dụng khổ qua, bởi vì:
- Ăn khổ qua trong tam cá nguyệt đầu tiên gây tăng nguy cơ sảy thai, sinh non: Trong khổ qua có chứa một loại protein gây kích thích co thắt tử cung. Do đó, trong giai đoạn đầu thai kỳ, khi thai nhi còn chưa phát triển nhiều, mẹ bầu không nên ăn khổ qua vì có để dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc xuất huyết.
- Ăn nhiều khổ qua có thể bị lạnh bụng, tiêu chảy: Khổ qua là loại thực phẩm có tính hàn, do đó thường được sử dụng để giải nhiệt. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều thì cso thể bị đầy bụng, tiêu chảy.
- Lạm dụng khổ qua có thể bị ngộ độc: Đối với các mẹ có sức đề kháng yếu, các chất như quinine, morodicine và vicine trong khổ qua có thể gây ngộ độc.
- Ăn nhiều khổ qua làm tăng nguy cơ thiếu máu: Trong khổ qua có chứa vicine, là một chất ức chế hoạt động dần truyền máu từ mẹ bầu sang thai nhi, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Do đó, trong trường hợp mẹ bầu đang bị thiếu máu thì không nên ăn quá nhiều khổ qua trong bữa ăn hàng ngày.
4Đôi lời từ AVKids
Dinh dưỡng thai kỳ là một vấn đề khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Bà bầu ăn khổ qua được không là câu hỏi mà không ít mẹ đặt ra trong quá trình tìm hiểu nguồn thực phẩm tốt cho cả mẹ và thai nhi. AVAKids hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm những thông tin hữu ích giúp mẹ bầu an tâm hơn khi lựa chọn thực đơn ăn uống mỗi ngày.
Các bài viết của AVAKids/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguyệt Minh tổng hợp
Kiểm duyệt bởi Anh Thư
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp