Có nên ăn nấm khi mang thai?

Thực tế, nấm là thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ đang mang thai. 100 gram nấm mỡ có thể cung cấp khoảng 27,5 calo, 3,7 gam chất đạm, 1,98 gam carbohydrate, cùng nhiều vitamin và khoáng chất khác như vitamin D, kali, kẽm, phốt pho, magie, canxi, sắt, natri, folate.

Mẹ bầu nấu nấm cùng những thực phẩm khác sẽ có một món ăn thơm ngon, đầy hương vị nhưng lại chứa ít chất béo, calo và carbohydrate. Với lượng khoáng chất dồi dào nêu trên, ăn nấm khi mang thai rất tốt với mẹ bầu.

4.1 Ăn nấm khi mang thai cung cấp lượng lớn vitamin B

Ngoài các loại vitamin và khoáng chất kể trên, nấm còn được biết đến là nguồn cung cấp lượng lớn vitamin B, bao gồm B1 (thiamine), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B5 (axit pantothenic). Đây là những vitamin tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Cụ thể, mẹ bầu ăn nấm khi mang thai sẽ hưởng những lợi ích sau:

  • Vitamin B1: Chịu trách nhiệm đối với sự phát triển não bộ của trẻ, tăng cường năng lượng cho mẹ và giảm mệt mỏi thai kỳ
  • Vitamin B2: Hỗ trợ hệ thần kinh phát triển, da khỏe mạnh, thị lực tốt và xương, cơ chắc khỏe
  • Vitamin B3: Giúp tuần hoàn trong cơ thể mẹ được tốt hơn, nhờ đó bào thai được nuôi dưỡng, duy trì nồng độ cholesterol và sức khỏe tim mạch của cả mẹ và bé
  • Vitamin B5: Tăng cường chuyển hóa thức ăn và ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

4.2 Ăn nấm khi mang thai hỗ trợ hệ tiêu hóa và phát triển cơ

Đối với những người ăn chay, nấm là thực phẩm quan trọng cung cấp chất đạm. Vì vậy, mẹ bầu ăn nấm khi mang thai sẽ được bổ sung nguồn đạm dồi dào và phong phú, tham gia vào quá trình phát triển của thai nhi.Ngoài ra, lượng chất xơ dồi dào của nấm cũng thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và điều hòa quá trình hấp thu lượng đường trong máu, kiểm soát và duy trì mức cholesterol, huyết áp trong cơ thể.