Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được Đại hội Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh lần thứ VIII giai đoạn 2006-2010 xác định là 1 trong 5 chương trình trọng tâm và được Đại hội Đảng bộ Thành phố khóa IX tiếp tục xác định hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 là một trong 6 chương trình đột phá. Chiến lược phát triển kinh tế và định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của TP. Hồ Chí Minh một lần nữa lại được khẳng định tại Nghị quyết 03/2013/NQ-HĐND ngày 13/5/2013 của Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh và Quyết định số 2631/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
- Môi căng mọng mịn màng với cách tẩy tế bào chết cho môi bằng vaseline
- Bà bầu ăn tổ yến có tốt không? Nên ăn tổ yến như thế nào là tốt nhất?
- Tuyển chọn những câu ca dao tục ngữ về thầy cô hay nhất
- Có nên gội đầu vào sáng sớm không? Dầu gội và dầu xả “thư giãn” tóc
- Người mệnh Hỏa có nên nuôi cá không? Nuôi cá gì hợp mệnh?
Với mục tiêu tổng quát “Xây dựng TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn đối với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học – công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Phát triển TP. Hồ Chí Minh thành trung tâm văn hóa, thể thao, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Vùng và cả nước; đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn”, TP. Hồ Chí Minh xác định mục tiêu phát triển kinh tế giai đoạn (2011-2020) và tầm nhìn đến năm 2025 như sau:
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt từ 10% – 10,5%/năm, giai đoạn 2016 – 2020 đạt từ 9,5% – 10%/năm và giai đoạn 2021 – 2025 đạt từ 8,5% – 9%/năm.
– GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đến năm 2015 đạt từ 4.856 – 4.967 USD, đến năm 2020 đạt từ 8.430 – 8.822 USD, đến năm 2025 đạt từ 13.340 – 14.285 USD. GDP bình quân thời kỳ 2011 – 2020 cao hơn 1,5 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước.
– Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 56,41% – 57,41%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng từ 41,65 – 42,63%, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 0,94% – 0,96%. Đến năm 2020: khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,16% – 60,07%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng từ 39,19 – 41,07% và nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 0,74% – 0,78%. Đến năm 2025: khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng từ 58,29% – 61,10%, khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng từ 38,29% – 41,05% và khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng từ 0,61% – 0,66%.
Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, với vai trò, vị trí và điều kiện môi trường phát triển của TP. Hồ Chí Minh, trong thời gian tới kinh tế của Thành phố cần thiết phải chuyển từ nền kinh tế phát triển theo chiều rộng, tăng quy mô và thâm dụng lao động là chủ yếu sang phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng tăng trưởng là động lực chủ yếu để phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng khoa học, công nghệ và giá trị gia tăng cao, ít gây ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào sự gia tăng chất lượng các yếu tố đầu vào trên cơ sở đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bao gồm cơ cấu ngành kinh tế vừa theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị khu vực dịch vụ (là khu vực có giá trị gia tăng cao và là lợi thế của thành phố) trong GPD và cơ cấu nội bộ ngành theo hướng tập trung những khâu, những sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh cao. Nghĩa là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiếp cận truyền thống là tập trung phát triển ngành kinh tế- kỹ thuật có giá trị gia tăng cao. Xây dựng, triển khai đồng bộ chiến lược khoa học – công nghệ để ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học – công nghệ mới vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội thành phố theo phương châm khoa học – công nghệ là động lực của phát triển và đóng góp ngày càng cao trong tăng trưởng GDP. Trong cơ cấu ngành dự kiến bước chuyển dịch, từ những ngành công nghiệp hiện có chuyển dần sang các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao và các dịch vụ cao cấp (như tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin, viễn thông,…). Để xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành một đô thị lớn văn minh, hiện đại ở khu vực Đông Nam Á, là trung tâm trên một số lĩnh vực, có cơ sở hạ tầng đô thị phát triển ngang bằng với các thành phố lớn của các nước trong khu vực cần có định hướng như sau:
– Về kinh tế, thành phố lấy dịch vụ và công nghiệp giá trị tăng cao làm nền tảng phát triển của mình, đi đầu trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Là một trung tâm kinh tế lớn nhất nước, là nơi hội tụ của giới kinh doan, xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành nơi thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đặt trụ sở kinh doanh của mình để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và các nước trong khu vực; từng bước trở thành trung tâm công nghiệp, trung tâm tài chính và thương mại của khu vực Đông Nam Á. Có cơ cấu kinh tế hiệu quả và bền vững, đáp ứng phát triển theo chiều sâu.
– Về khoa học công nghệ, xây dựng Thành phố thành một trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước và Đông Nam Á. Thành phố tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng. Khi tiềm lực khoa học Thành phố đủ lớn, sẽ đi vào nghiên cứu chọn lọc một số lĩnh vực khoa học cơ bản.
– Về giáo dục – đào tạo, y tế, Thành phố sẽ là một trung tâm lớn về giáo dục đào tạo và y tế của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nâng cao chất lượng giáo dục của Thành phố lên bằng với các nước trong khu vực. Thành phố là nơi tập trung các chi nhánh cơ sở đào tạo có uy tín của nước ngoài ở Việt Nam. Trên cơ sở các quan điểm đó, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới được xác định là:
– Về phát triển ngành dịch vụ: Phát triển 9 nhóm ngành: Tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng; bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, truyền thông; kinh doanh tài sản, bất động sản; dịch vụ tư vấn, khoa học công nghệ; du lịch; y tế và giáo dục đào tạo chất lượng cao. Phấn đấu đưa giá trị gia tăng của các nhóm ngành dịch vụ trên có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP trên địa bàn.
(1) Tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm: Tập trung nghiên cứu, xây dựng định chế tài chính, phát triển sản phẩm và thị trường tài chính. Về sản phẩm tài chính, hiện đại hóa hệ thống thanh toán, khuyến khích công dân sử dụng hệ thống tài khoản và các loại thẻ điện tử trong giao dịch, giảm thiểu giao dịch bằng tiền mặt. Phát triển các sản phẩm tài chính phát sinh của thị trường tài chính. Ngoài hệ thống ngân hàng, sẽ đẩy mạnh phát triển hệ thống tài chính phi ngân hàng như thị trường chứng khoán, các loại quỹ đầu tư, các tổ chức bảo hiểm. Khuyến khích mở rộng thị trường ra cả nước và bước đầu tham gia vào thị trường vốn quốc tế như niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài, phát triển trái phiếu ra thế giới, mở chi nhánh ngân hàng ra các nước lân cận như Lào, Campuchia,…
Xem thêm : Bốn phát minh kỹ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là?
(2) Thương mại (chú trọng thương mại quốc tế): Tập trung các loại dịch vụ xuất khẩu. Thành phố tiếp tục là đầu mối về xuất – nhập khẩu hàng hóa lớn. Là nơi đặt trụ sở giao dịch của các công ty lớn trong nước và quốc tế. Thiết lập kênh phân phối bán buôn và bán lẻ hàng hóa hiện đại. Ưu tiên đầu tư phát triển thương mại điện tử trên địa bàn. Xây dựng các trung tâm hội chợ, triển lãm tầm cỡ khu vực. Xây dựng Trung tâm thương mại quốc tế và thành lập Sở Giao dịch hàng hóa. Phát triển Thành phố thành một trung tâm mua sắm của cả nước và khu vực.
(3) Dịch vụ vận tải, kho bãi, hệ thống cảng: Xây dựng hệ thống kho, bãi hiện đại, đáp ứng nhu cầu là trung tâm về vận tải đường bộ, đường thủy, đường sông. Làm đầu mối chính trung chuyển hàng hóa cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Nam Bộ. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cảng mới, đường bộ, đường sắt; di dời hệ thống cảng biển ra khỏi nội thành. Ưu tiên kêu gọi đầu tư để xây dựng cảng biển Hiệp Phước thay thế cảng Sài Gòn hiện hữu, gắn với phát triển các loại dịch vụ hậu cần hàng hải và xây dựng đô thị cảng ở phía Nam Thành phố. Khai thác tối đa Sân bay Tân Sơn Nhất và chuẩn bị nối kết hạ tầng với Sân bay quốc tế Long Thành trong thời gian tới.
(4) Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin – truyền thông: Mở rộng phát triển dịch vụ gia công, xử lý, quản lý dữ liệu từ xa, gắn với dịch vụ viễn thông – tin học- truyền thông; phát triển dịch vụ đa chức năng, khai thác các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng lưới viễn thông.
(5) Kinh doanh tài sản – bất động sản: Phát triển mạnh dịch vụ cho thuê nhà ở, cao ốc văn phòng cho thuê, dịch vụ giao dịch nhà, đất. Đẩy mạnh đầu tư xây dựng các khu đô thị mới; thực hiện các chính sách đất đai, xây dựng để tăng khối lượng cung về nhà ở và các giải pháp về tài chính để kích thích khối cầu.
(6) Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai: Hỗ trợ phát triển các dịch vụ khoa học, công nghệ và tư vấn để tạo bước phát triển đột phá trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập quốc tế trên một số lĩnh vực như chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, năng suất và chất lượng sản phẩm, kiểm toán, chiến lược kinh doanh, luật pháp,…Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng vào sản xuất. Chú trọng phát triển lĩnh vực thiết kế, tạo mẫu và lĩnh vực quảng cáo; phát triển thị trường công nghệ.
(7) Du lịch: Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Thành phố; liên kết với các tỉnh (trong đó chú trọng các địa phương như Lâm Đồng, Bình Thuận, Khánh Hòa và các tỉnh có tiềm năng du lịch phía Bắc), Thành phố xây dựng và phát triển các khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống khách sạn của Thành phố, xây dựng sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh, tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực.
(8) Y tế: Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, xây dựng một số trung tâm y tế chất lượng cao. Xây dựng một số trung tâm y tế – sinh thái, kết hợp khám chữa bệnh và nghỉ dưỡng đạt chuẩn quốc tế và chi phí rẻ hơn các nước tiên tiến trong khu vực. Tiếp tục xã hội hóa lĩnh vực y tế; nghiên cứu áp dụng mô hình bệnh viện cổ phần.
(9) Giáo dục và đào tạo: Tăng cường đào tạo ở hai lĩnh vực kỹ thuật và quản lý; tập trung đào tạo nghề, các ngành khoa học – kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tiếp tục xã hội hóa lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Khuyến khích các trường, cơ sở giáo dục quốc tế thành lập chi nhánh tại Thành phố. Phối hợp với các bộ – ngành Trung ương xây dựng và ban hành cơ chế quản lý, sử dụng tiềm lực giáo dục và đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn Thành phố.
– Về phát triển ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp truyền thống theo hướng tăng tỷ trọng giá trị gia tăng, đồng thời tập trung hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu công nghiệp sang các sản phẩm và ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao, có giá trị gia tăng lớn, bao gồm: (1) cơ khí chế tạo; (2) điện tử, viễn thông tin học; (3) công nghiệp hóa chất và dược phẩm; (4) chế biến lương thực, thực phẩm với giá trị gia tăng cao, cụ thể:
(1) Công nghiệp cơ khí chế tạo: Ưu tiên các ngành sản xuất và nội địa hóa lắp ráp ô tô. Sản xuất các phương tiện vận tải như ô tô từ 4 đến 60 chỗ, ô tô tải nhẹ, ô tô chuyên dụng, tàu thủy; các sản phẩm máy công cụ như máy cắt gọt kim loại, máy rèn dập, máy gia công các loại, máy công cụ chuyên dùng để tái trang bị cho ngành cơ khí, theo hướng điện tử hóa, tự động hóa; các sản phẩm cơ khí chính xác như đồng hồ đo các loại, thiết bị dụng cụ y tế, kính mắt, cân bàn; dụng cụ, thiết bị gia dụng như quạt điện, xe đạp, xe máy, bếp gas, tủ lạnh, điều hòa không khí, máy giặt, bếp điện, máy nước nóng, dụng cụ trong hệ thống cấp nước gia đình, đồ dùng nhà bếp. Sản xuất các loại kết cấu kim loại và thiết bị phi tiêu chuẩn như cấu kiện thép cho xây dựng; các loại máy móc phục vụ công nghiệp chế biến, máy móc phục vụ nông nghiệp.
(2) Điện tử – công nghệ thông tin, viễn thông: Ưu tiên sản xuất linh kiện, phụ tùng, các sản phẩm điện tử gia dụng và công nghiệp, điện tử viễn thông, máy tính, các phần mềm xuất khẩu, các dịch vụ điện tử – tin học, dịch vụ trực tuyến và đa truyền thông, nghiên cứu phát triển (R&D) và đào tạo nguồn nhân lực cao.
Xem thêm : Tháng Thanh niên 2004: Mỗi đoàn viên thanh niên tham gia ít nhất một hoạt động tình nguyện
(3) Công nghiệp hóa chất: Ưu tiên sản xuất sản phẩm phục vụ tiêu dùng (hóa dược, thảo dược và thuốc y tế, các sản phẩm hóa chất kỹ thuật cao); các sản phẩm nhựa, cao su (săm, lốp ô tô, xe máy, xe đạp và các sản phẩm cao su kỹ thuật cao, bao bì các loại, vật liệu xây dựng, sản phẩm gia dụng và nhựa kỹ thuật); sản phẩm phục vụ công nghiệp (pin, ắc quy như chì hoàn nguyên, bột kẽm, dioxyt mangan điện giải sản xuất các loại pin và ác quy cao cấp); sản phẩm trung gian từ hóa dầu; sản phẩm phục vụ nông nghiệp (phân bón vi sinh và thuốc trừ sâu vi sinh chất lượng cao).
(4) Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp rượu bia nước giải khát, các ngành công nghiệp chế biến sữa, công nghiệp chế biến thịt, chế biến thực vật, chế biến bánh kẹo, công nghiệp chế biến thủy – hải sản, chế biến thức ăn nhanh, xay xát.
(5) Ngoài 4 ngành công nghiệp ưu tiên trên, chú trọng hỗ trợ một số ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn như:
+ Ngành công nghiệp dệt may – da dày: Tập trung vào khâu thiết kế – tạo mẫu, xây dựng thương hiệu. Giảm tỉ lệ sản xuất gia công, tăng cường đầu tư chiều sâu để sản xuất các sản phẩm có hàm lượng sáng tạo và giá trị gia tăng cao.
+ Ngành sản xuất đồ gỗ, thủ công – mỹ nghệ: Tập trung phát triển các sản phẩm gỗ xuất khẩu chế biến từ gỗ nhân tạo và rừng trồng, chế biến các sản phẩm gỗ tinh chế có giá trị cao và đồ thủ công mỹ nghệ.
– Về phát triển ngành nông nghiệp: Trong lĩnh vực nông nghiệp, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng bình quân 5%/năm trở lên. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học, hình thành trung tâm cây giống, con giống cho cả khu vực. Bảo tồn rừng sinh thái, tăng tỷ lệ che phủ cây xanh. Phát triển nông nghiệp sinh thái theo quy hoạch gắn với dịch vụ du lịch. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hướng hình thành nền nông nghiệp đô thị năng suất cao, sản xuất tập trung, phát triển bền vững. Duy trì ở mức độ cần thiết các sản phẩm nông nghiệp với qui mô hợp lý để vừa giải quyết việc làm, vừa giữ quỹ đất nông nghiệp dự trữ cho việc phát triển đô thị trong tương lai; đồng thời bám sát thực tiễn để phát hiện và hỗ trợ việc nuôi trồng các sản phẩm khác có hiệu quả kinh tế cao, xuất khẩu được lâu dài như rau sạch, cây kiểng, hoa, cá kiểng,…với các nội dung cơ bản sau đây:
(1) CDCCKT nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất tập trung, xây dựng các vùng sản xuất giống cây, xây dựng các vùng sản xuất giống con, thủy sản có năng suất, chất lượng cao.
(2) Chuyển dịch cơ cấu các sản phẩm nông nghiệp cần tập trung theo hướng chuyển từ sản xuất ra sản phẩm sang sản xuất ra giống cây, giống con để hình thành trung tâm tạo giống; khuyến khích trồng rau an toàn, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước; phát triển mạnh sản xuất cây cảnh – cá kiểng, cá sấu, ba ba và các loại khác phục vụ nhu cầu xuất khẩu.
(3) Gắn chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới; phát triển các mô hình tổ chức sản xuất có hiệu quả (kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác); tăng năng suất lao động và thu nhập lao động nông nghiệp và nông thôn ngoại thành; nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên mỗi đơn vị diện tích theo hướng chuyển dịch cơ cấu đất lúa sang các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao hơn.
Với sự quyết tâm cao, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của cộng đồng các doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, năm 2014 và các năm tiếp theo chắc chắn Thành phố sẽ đạt được kết quả tích cực, hoàn thành tốt nhất những mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ IX đề ra, xây dựng TP. Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại, từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học-công nghệ của cả nước và khu vực Đông Nam Á.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp