Hiểu đúng về nhà “tạm”
Thời điểm hiện tại, pháp luật chưa có quy định giải thích thế nào là nhà tạm. Tuy nhiên, nhà tạm được hiểu là nhà ở được xây dựng mang tính tạm bợ, nhất thời, thời gian tồn tại ngắn, thiết kế và vật liệu xây dựng không được chú trọng.
Bạn đang xem: Điều kiện để được xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp
Nhìn dưới góc độ pháp lý, cụ thể là Luật Xây dựng, thì nhà tạm có nhiều điểm đồng nhất với công trình xây dựng có thời hạn. Cụ thể, nhà tạm được hiểu là nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng với một số đặc điểm dễ nhận thấy như xây dựng không kiên cố, thiết kế đơn giản…
Tại Điều 131, Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bởi khoản 49, Điều 1, Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định rõ về xây dựng đối với công trình tạm.
Được phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp nếu thoả mãn đủ điều kiện, quy định của pháp luật. (Khu nhà xây dựng không phép trên đất nông nghiệp ở xã Lộc An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai).
Cụ thể, công trình xây dựng tạm là công trình được xây dựng có thời hạn phục vụ các mục đích sau: Thi công xây dựng công trình chính; sử dụng cho việc tổ chức các sự kiện hoặc hoạt động khác trong thời gian quy định tại khoản 2, Điều này.
Đối với công trình quy định tại điểm b, khoản 1, Điều này phải được UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện chấp thuận về địa điểm, quy mô xây dựng công trình và thời gian tồn tại của công trình tạm.
Chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng tự tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện xây dựng công trình tạm. Trường hợp công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng, thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm tra về điều kiện bảo đảm an toàn và gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng tại địa phương để theo dõi và kiểm tra theo quy định.
Xem thêm : Công dụng chữa bệnh của kim ngân hoa và những điều cần lưu ý
Công trình xây dựng tạm phải được phá dỡ khi đưa công trình chính của dự án đầu tư xây dựng vào khai thác sử dụng hoặc khi hết thời gian tồn tại của công trình. Chủ đầu tư được đề nghị UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện chấp thuận việc tiếp tục khai thác sử dụng công trình xây dựng tạm quy định tại điểm a, Khoản 1, Điều này nếu công trình phù hợp với quy hoạch; bảo đảm các yêu cầu về an toàn chịu lực, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định của pháp luật có liên quan.
Mặt khác, tại khoản 1, Điều 170, Luật Đất đai năm 2013 quy định về nghĩa vụ chung của người sử dụng đất, người sử dụng đất phải có nghĩa vụ sử dụng đúng mục đích sử dụng của đất.
Mục đích sử dụng đất được ghi rõ trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ giao đất khác, người sử dụng đất không được làm trái với mục đích ghi trên các loại giấy tờ này.
Như vậy, đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích là để sản xuất nông nghiệp, mọi hoạt động sử dụng trái với mục đích sử dụng trên là không được phép, kể cả việc xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp.
Điều kiện và thủ tục để được xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp
Theo quy định pháp luật, để có thể xây nhà tạm trên đất nông nghiệp thì cần phải được cơ quan chức năng xem xét. Vì vậy, để được xây nhà tạm trên đất nông nghiệp thì phải đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
Thứ nhất, công trình đó phải nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn.
Thứ hai, công trình phải phù hợp với mục đích sử dụng đất, mục đích đầu tư.
Thứ ba, phải đảm bảo an toàn cho công trình và các công trình lân cận.
Thứ tư, công trình phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, phòng cháy chữa cháy, hạ tầng kỹ thuật, phải có hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông,…
Xem thêm : Hủy dịch vụ thanh toán tiền điện qua ngân hàng MBBank 2024
Thứ năm, hồ sơ thiết kế của công trình phải đáp ứng quy định.
Thứ sáu, phải phù hợp với quy mô công trình và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng do UBND cấp tỉnh quy định.
Thứ bảy, chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh.
Thứ tám, giấy phép xây dựng tạm chỉ cấp cho từng công trình, nhà ở riêng lẻ, không cấp theo giai đoạn và dự án.
Căn cứ quy định trong Luật Đất đai 2013, đất thổ cư là loại đất được sử dụng để xây dựng nhà ở. Đất thổ cư được quy định thuộc vào nhóm đất phi nông nghiệp và được sử dụng xây dựng các công trình khác có liên quan đến nhu cầu ở của người dân.
Theo đó, người sử dụng muốn được xây nhà, kể cả nhà tạm, thì phải chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp hay còn gọi là đất vườn sang đất thổ cư.
Thủ tục để được xin cấp phép xây nhà tạm trên đất nông nghiệp là trình tự, cách thức thực hiện, xin cấp phép, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt ra, người có thẩm quyền quy định để giải quyết công việc cụ thể liên quan đến việc cấp phép cho những đối tượng mà đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện việc xây nhà tạm trên đất nông nghiệp.
Hồ sơ và thủ tục để được cấp phép xây dựng nhà tạm trên đất nông nghiệp gồm những giấy tờ sau: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu được Nhà nước quy định. Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất hoặc các giấy tờ khác liên quan đến quyền sử dụng đất. Nếu chỉ chuyển đổi mục đích sử dụng đất của một phần diện tích trên thửa đất đó thì cần phải có bản trích đo bản đồ địa chính. Hai bản vẽ thiết kế công trình xây dựng muốn được cấp phép. Thời gian giải quyết hồ sơ cũng như cấp giấy phép xây dựng sẽ trong vòng 20 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Theo Điều 191, Luật Đất đai 2013, bốn trường hợp sau đây không được (cấm) nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:
Trường hợp 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất (bao gồm cả đất nông nghiệp). Trường hợp 2: Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (không áp dụng đối với toàn bộ đất nông nghiệp mà chỉ cấm nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất). Trường hợp 3: Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa (chỉ áp dụng đối với đất trồng lúa). Trường hợp 4: Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó. Tóm lại: Pháp luật đất đai không “cấm sang tên sổ đỏ đất nông nghiệp” trong mọi trường hợp, tùy vào trường hợp cụ thể sẽ có quy định không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (trong đó có đất nông nghiệp hoặc từng loại đất nông nghiệp cụ thể như đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp