Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì và trị được bệnh gì?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video có mấy loại cây trinh nữ hoàng cung

Thiên nhiên luôn ưu ái cho chúng ta rất nhiều loại dược liệu quý giá và trinh nữ hoàng cung là một trong số đó. Trinh nữ hoàng cung là một loại thảo dược được đề cập đến trong nhiều bài thuốc. Từ xa xưa, trong vườn thuốc của vua quan triều đình đã có sự xuất hiện của loại cây này và được xem như “thần dược” bởi tác dụng của nó. Để có thể hiểu rõ được tác dụng của loài Trinh nữ hoàng cung này, mời bạn cùng theo dõi chi tiết bài viết dưới đây nhé.

1. Giới thiệu sơ lược về cây trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung có nguồn gốc từ Ấn Độ, được trồng nhiều ở các nước như phía Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malysia và Việt Nam.

Cây mọc thẳng, có dạng thân cỏ, thân hành, kích thước thân cỡ bằng củ khoai tây, có thân giả dài cỡ khoảng 15cm do các bẹ lá úp vào nhau tạo thành, ngoài ra còn có nhiều lá dài, mỏng, có gân song song, mép lá hình lượn sóng. Nhiều lá ở sát mặt đất có máu tím đỏ ở phần bẹ lá. Cây có hoa màu trắng, pha lẫn với màu tím, đỏ thường mọc thành tán dài, cánh hoa khi nở xòe ra hai bên. Quả có hình cầu, tháng 8 và tháng 9 hàng năm là mùa ra quả.

Cây trinh nữ hoàng cung
Cây trinh nữ hoàng cung

Cây trinh nữ hoàng cung thích hợp phát triển ở những vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, từ 22-27ºC, thích ánh sáng. Người ta thường dùng thân hành và lá cây để làm thuốc.

2. Công dụng của cây Trinh nữ hoàng cung

Trong cây chứa một số các hoạt chất có tác dụng sau:

  • Phòng chống u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, u xơ tuyến tiền liệt, ung thư tử cung: các chiết xuất từ cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng ức chế sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư, được sử dụng để điều trị u xơ, u nang buồng trứng…
  • Công dụng chống viêm, kháng sinh: Các hoạt chất lycorin, alcaloids, flavonoids có tác dụng ức chế sự phát triển của một số virus, vi khuẩn. Bên cạnh đó, cây trinh nữ còn chứa crinamindine – hoạt chất chống viêm rất hiệu quả. Do đó, cây có thể được sử dụng trong việc điều trị viêm khớp, nhiễm trùng, mụn…
  • Chống oxy hóa: Các hoạt chất có trong cây có tác dụng chống lại các gốc oxy hóa, được sử dụng.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch: các hoạt chất có trong thân và lá cây có tác dụng kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch, phục hồi các bạch cầu ưa axit và bạch cầu hạt trung tính.
Có thể được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô
Có thể được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô

Xem thêm: Lá cây thường xuân có tác dụng gì?

3. Có mấy loại Trinh nữ hoàng cung và cách nhận biết

3.1. Có mấy loại trinh nữ hoàng cung

Theo các tài liệu hiện nay, có tới 12 loại giống cây Trinh nữ hoàng cung và đều thuộc họ náng Crinum. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có 7 loại cây thuộc nhóm Trinh nữ hoàng cung, có công dụng khác nhau. Để phân biệt các loại cây này chủ yếu phân biệt qua màu sắc và 7 loại cây này đều nằm trong họ náng có công dụng khác nhau.

Không phải loại Trinh nữ hoàng cung nào cũng có thể được dùng để chữa bệnh. Cây Trinh nữ hoàng cung có náng hoa màu trắng, náng hoa màu đỏ thường được dùng để trưng làm cảnh.

Một số sự nhầm lẫn giữa cây Trinh nữ hoàng cung náng trắng với cây nắng hoa trắng..đã gây ra nhiều trường hợp ngộ độc không đáng có. Tuy rằng sau khi phơi khô, vị của lá cây Trinh nữ hoàng cung với lá náng nắng giống nhau nhưng cây náng trắng lại gây độc với thận, gan. Loài cây náng trắng này chỉ được dùng để làm cảnh chứ không phù hợp để làm thuốc uống.

3.2. Cách nhận biết cây trinh nữ hoàng cung

Cây náng hoa trắng dễ bị nhầm lẫn với cây Trinh nữ hoàng cung
Cây náng hoa trắng dễ bị nhầm lẫn với cây Trinh nữ hoàng cung

Bởi vì không phải trinh nữ hoàng cung nào cũng được dùng làm thuốc. Mà đặc điểm hình thái của cây trinh nữ hoàng cung còn tương đối giống với cây náng hoa trắng hoặc cây lan huệ. Vì vậy, người dùng nên dựa vào một số đặc điểm được chỉ ra dưới đây để có thể phân biệt được rõ các loại này để tránh bị ngộ độc khi sử dụng nhầm:

  • Cây Náng hoa trắng: Có các đặc điểm hình thái bên ngoài tương tự như cây trinh nữ hoàng cung. Cây có thân hành hình trứng thuôn dài, màu xanh và không được tròn như cây trinh nữ hoàng cung. Lá cây náng hoa trắng dày hơn và có màu xanh đậm hơn. Lá thẳng và có nổi gân nhẹ. Lá khô không thơm, có mùi ngan ngái. Hoa trắng, nở từng bông đối nhau.
  • Cây Lan huệ: Với đặc điểm nhận dạng có lá màu xanh đậm, bản lá hẹp, dày và không có các gợn sóng quanh mép lá. Cây Lan huệ có thân cây cao hơn cây trinh nữ hoàng cung, hoa có mùi rất thơm và màu trắng xanh, cánh hoa hẹp bản hơn. Nhụy hoa lan huệ sẽ có màu đỏ tía còn đối với cây trinh nữ hoàng cung thì nhụy hoa có màu trắng. Nụ hoa khi chưa nở thon dài. Tán hoa thường có 12 hoa. Cuống hoa dài hơn, để hoa và cuống hoa màu đỏ tía.

Tìm hiểu thêm về viên uống chứa dược liệu trinh nữ hoàng cung và nghe Dược sĩ tư vấn miễn phí về tình trạng sức khỏe của bạn ngay bây giờ bằng cách ấn liên hệ tư vấn:

4. Cây trinh nữ hoàng cung chữa được những bệnh gì?

Trong dân gian, cây trinh nữ hoàng cung được sử dụng hợp để chữa trị rất nhiều bệnh khác nhau:

4.1. Làm tan máu bầm, chữa chấn thương và giảm đau khớp

Cách thứ nhất: Lá trinh nữ sau khi rửa sạch thì đem xao nóng lên, đắp vào vết thương cần chữa trị.

Cách thứ hai: Kết hợp trinh nữ hoàng cung 20g, huyết giác 20g, lá cối xay 20g và 6g quốc lão, chia thành các thang, sắc uống mỗi ngày một thang.

Cách thứ ba: Nướng thân (hay củ) sau đó giã nát đắp vào chỗ sưng, có tụ máu bầm ngày từ 2- 3 lần.

4.2. Trị viêm loét dạ dày

Cách thứ nhất: sắc uống 200g lá cây khô, chia làm 3 lần sau bữa ăn.

Cách thứ hai: dùng 3 lá tươi trinh nữ hoàng cung, sắc với 2 chén nước cho đến khi còn nữa chén. Ngày cũng dùng 3 lần sau bữa ăn chính.

Sử dụng liên tục trong vòng từ 20-25 ngày, sau đó nghỉ ngơi 10 ngày rồi tiếp tục cho đến khi hết bệnh.

4.3. Điều trị u xơ, u nang buồng trứng, rong kinh, đau bụng

Cách 1: Sắc uống 20g lá cây nhiều lần trong ngày, sử dụng cho đến khi hết.

Cách 2: Kết hợp lá trinh nữ hoàng cung 20g, sao đen 12g, hương tử tư 6g, mỗi ngày 1 thang đem sắc nước uống.

Cách 3: 12g ích mẫu, 6g hương tử tư, 20g mỗi loại lá sen, lá ngải cứu tươi, cây trinh nữ kết hợp lại sắc uống ngày 3 lần.

4.4. Trị ho, viêm phế quản, viêm họng hạt

Cách 1: Kết hợp 6g cam thảo dây, 10g ô phiến, 20g tạng bạch bì, 20g lá trinh nữ, sắc lấy nước, chia ngày 3 lần uống.

Cách 2: Mỗi ngày sắc 1 thang, chia làm 3 lần uống. Mỗi thang thuốc gồm lá cây trinh nữ 20g, hương tư tử 6g, là táo chua 12g và 12g lá bồng bồng.

Rửa sạch và ngâm qua nước muối 3g rễ cây dằng xay, 1/3 lá cây trinh nữ hoàng cung tươi , nhai kết hợp với muối, nuốt nước từ từ cho thấm vào cổ họng để trị viêm họng hạt.

Ngoài ra, cây trinh nữ còn được kết hợp với các dược liệu khác sử dụng để điều trị mụn nhọt, rối loạn tiểu tiện ở người cao tuổi.

5. Một vài điểm cần chú ý khi sử dụng trinh nữ hoàng cung

Một vài điểm cần chú ý khi sử dụng trinh nữ hoàng cung
Một vài điểm cần chú ý khi sử dụng trinh nữ hoàng cung

Mặc dù trinh nữ hoàng cung có rất nhiều tác dụng, chữa trị được rất nhiều bệnh khác nhau, tuy nhiên khi sử dụng, chùng ta cần chú ý:

  • Tham khảo ý kiến của các thầy thuốc, bác sĩ, tránh việc tự ý sử dụng tùy tiện.
  • Dùng đúng liều lượng và phối hợp đúng và đủ các dược liệu với nhau để đạt hiệu quả cao nhất, tránh trường hợp không kết hợp đúng các dược liệu có thể gây hại.
  • Trong quá trình điều trị bệnh bằng trinh nữ hoàng cung cùng kết hợp với các dược liệu tuyệt đối không sử dụng rau muống và đậu xanh trong bữa ăn, thức uống hàng ngày.
  • Cần chú ý phân biệt cây trinh nữ với cây náng hoa trắng hay cây lan huệ để tránh ngộ độc

6. An Nữ Đan có thành phần trinh nữ hoàng cung giải pháp cho người bị u nang, u xơ

sản phẩm an nữ đan có chứa trinh nữ hoàng cung giúp giảm kích thước khối u
sản phẩm an nữ đan có chứa trinh nữ hoàng cung giúp giảm kích thước khối u

An Nữ Đan với thành phần chính là trinh nữ hoàng cung – giải pháp điều trị u xơ, u nang hiệu quả

Được bào chế bằng 100% thảo dược thiên nhiên an toàn, lành tính và hiệu quả khi sử dụng lâu dài như: Cao trinh nữ hoàng cung, cao xạ đen, cao bạch hoa xà thiệt thảo, cao bán chi liên, bột linh chi, bột tam thất,…

  • Ngăn ngừa sự phát triển và phòng ngừa u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u tuyến vú lành tính.
  • Bồi bổ cơ thể, phòng chống ung bướu, phòng chống ung thư.
  • Thanh lọc cơ thể, giúp thải độc, tăng sức đề kháng.
  • Giúp hoạt huyết, hành ứ, chống oxy hóa.
  • Làm giảm các triệu chứng của u nang buồng trứng, u xơ tử cung , đa nang buồng trứng, u xơ, u tuyến vú lành tính.

Lời kết

Trinh nữ hoàng cung là một loại dược liệu quý được sử dụng nhiều trong dân gian nhờ có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên bạn cần nắm rõ về tác dụng cũng như một số đặc điểm của loài cây này để tránh nhầm lẫn và lạm dụng khi sử dụng. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin có ích cho bạn.

Bạn đang gặp tình trạng U xơ tử cung, u nang buồng trứng cần được tư vấn hay cần tìm hiểu thêm về tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung. Hãy điền thông tin vào Form bên dưới hoặc gọi đến số Hotline 1900 7061 để nhận được sự tư vấn MIỄN PHÍ từ bác sĩ.

Xem thêm bài viết có nội dung liên quan:

Cây cơm cháy có tác dụng gì? Và một số bài thuốc quý

Những tác dụng nổi bật của tinh dầu bạc hà mà bạn cần biết

Bạn có biết về công dụng của hạt tiêu đen đối với sức khỏe?

Tìm hiểu tác dụng của hạt dẻ ngựa đối với sức khỏe [A-Z]