Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nghiêm trọng và được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Hệ lụy của ô nhiễm môi trường là vô cùng nghiêm trọng và khôn lường. Cùng tìm hiểu thêm về các dạng ô nhiễm môi trường, hậu quả và cách khắc phục ô nhiễm ngay dưới đây.
Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường được định nghĩa một cách đơn giản đó là môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, không còn trong lành nữa. Môi trường ô nhiễm dẫn đến những biến đổi vật lý, sinh học, hóa học gây nên những hậu quả khó lường cho con người và hệ sinh thái. Nguyên nhân lớn nhất gây nên sự ô nhiễm môi trường chính là do tác động của con người và một số hoạt động tự nhiên.
Bạn đang xem: 7 dạng ô nhiễm môi trường – Nguyên nhân và cách khắc phục
Xem thêm: Dịch vụ hút hầm cầu huyện Bình Chánh đảm bảo chất lượng, giá cả cạnh tranh
Các dạng ô nhiễm môi trường
Dưới đây là các dạng ô nhiễm môi trường phổ biến nhất.
Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một số chất lạ, chất bị biến đổi thành phần khiến cho không khí mất đi sự trong lành, gây nên mùi khó chịu và có thể gây hạn chế tầm nhìn của con người.
Hiện nay, ô nhiễm đang trở thành vấn đề được toàn thế giới quan tâm chứ không còn là nỗi lo riêng của một quốc gia nào. Không khí ngày càng chuyển biến xấu gây ảnh hưởng rất nặng nề tới sức khỏe của con người nói và hệ sinh thái thiên nhiên. Nhất là tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm không khí càng nặng nề. Nồng độ bụi mịn luôn có xu hướng tăng cao, đặc biệt là các khu vực có trục giao thông lớn, tuyến đường chính. Theo thống kê tại đô thị thì số ngày có giá trị bụi mịn vượt QCVN chiếm tỉ lệ rất cao. Bụi mịn đặc biệt nhiều vào những ngày không khí khô hoặc nhiệt độ thấp, gây tác hại rất lớn tới sức khỏe con người.
Không chỉ vậy, ô nhiễm không khí còn trở nên đáng lo ngại hơn tại các khu công nghiệp lớn. Nơi thường xuyên xả trực tiếp các khí độc hại ra ngoài môi trường.
Xem thêm : Liều lượng, thời điểm và cách sử dụng nước ép cần tây
Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí nhưng chủ yếu là từ con người. Những hoạt động hàng ngày, hoạt động công nghiệp như khai thác dầu mỏ, than đá, khí đốt đã thải vào không khí những chất độc hại. Bên cạnh đó, ô nhiễm không khí cũng đến từ khí xả thải từ các phương tiện giao thông, đặc biệt là xe gắn máy.
Hậu quả
Ô nhiễm không khí mang đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với đời sống con người Đó là những lớp không khí ngột ngạt, mờ mịt gây ra hàng loạt các bệnh về đường hô hấp. Đó là những cơn mưa axit phá hoại mùa màng thậm chí phá hủy cả cánh rừng. Và điều đáng sợ nhất chính là các chất thải gây nên hiệu ứng nhà kính, biến đổi không khí và gây ra những hiện tượng bất thường của tự nhiên.
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng suy thoái của lớp đất trên bề mặt do rác thải và sự suy kiệt tài nguyên gây nên. Các hoạt động của con người chính là tác động lớn nhất gây nên ô nhiễm đất.
Việt Nam những năm gần đây đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm đất nghiêm trọng. Với tốc độ gia tăng của các ngành công nghiệp, đô thị hóa cùng sự tăng lên chóng mặt của dân số khiến diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, suy thoái và ô nhiễm.
Xem thêm : Liều lượng, thời điểm và cách sử dụng nước ép cần tây
Nguyên nhân
Xem thêm : Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là gì?
Hoạt động của con người chính là nguyên nhân lớn nhẫn dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất, rác thải không được phân loại, thu gom; sự dụng quá nhiều chất hóa học, chất bảo vệ thực vật, khai thác khoáng sản quá mức, phá rừng làm xói mòn đất,….
Hậu quả
Đất là tài nguyên quý giá, là nơi trú ngụ và làm ăn sinh sống của con người cùng các loài sinh vật. Khi đất bị ô nhiễm sẽ gây tổn hại nặng nề tới môi trường sống của các loài. Bên cạnh đó, tài nguyên thiên nhiên cũng bị phá hủy gây tác hại nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống con người.
Ô nhiễm môi trường nước
Môi trường nước bị ô nhiễm khi xuất hiện các chất lạ hoặc sự biến đổi tiêu cực của nước làm cho nguồn nước trở nên độc hại với sinh vật và con người. Ô nhiễm môi trường nước làm giảm độ đa dạng sinh vật và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Xét về độ nghiêm trọng thì ô nhiễm nước có tốc độ lây lan và nghiêm trọng hơn ô nhiễm đất.
Hiện nay môi trường nước tại các thành phố lớn, khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm nặng nề bởi lượng chất xả thải lớn ra nguồn nước mặt. Hơn nữa, rất nhiều cơ sở sản xuất xả thải thẳng ra ngoài môi trường mà không thông qua xử lý chất thải đúng cách.
Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và gia tăng dân số gây nên những áp lực nặng nề cho môi trường nước. Thậm chí có những con sông, hồ lớn “chết trắng” vì ô nhiễm.
Xem thêm : Liều lượng, thời điểm và cách sử dụng nước ép cần tây
Nguyên nhân
- Hàm lượng muối khoáng, chất hữu cơ dư thừa khiến sinh vật trong môi trường nước không đồng hóa được.
- Chất độc hại làm oxy trong nước giảm đột ngột, khí độc tăng gây suy thoái thủy vực.
- Sự cố tràn dầu trên đại dương.
- Hóa chất, chất thải nhà máy chưa được qua xử lý
- Hàm lượng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dư thừa
Hậu quả
Ô nhiễm nguồn nước dẫn đến hậu quả trầm trọng: suy kiệt nguồn nước ngọt sạch, làm giảm sự đa dạng sinh vật trong môi trường nước, phá hủy sự cân bằng sinh thái,… kéo theo sự suy thoái không thể tránh khỏi của nền kinh tế.
Ô nhiễm ánh sáng
Ô nhiễm ánh sáng là sự lạm dụng quá mức nguồn sáng từ điện, thường xảy ra từ các đô thị lớn. Khi sự chiếu sáng của trăng, sao bị hạn chế hết mức bởi việc sử dụng ánh sáng không hợp lý của con người.
Xem thêm : Liều lượng, thời điểm và cách sử dụng nước ép cần tây
Nguyên nhân
Nguồn sáng bị sử dụng không hợp lý gây lãng phí, ảnh hưởng đến sự phát triển của động, thực vật và môi trường sống của con người.
Hậu quả
Ô nhiễm ánh sáng gây tiêu tốn rất nhiều tài nguyên. Nghiêm trọng hơn là làm rối loạn giấc ngủ và môi trường sống của con người. Bên cạnh đó ô nhiễm ánh sáng sẽ làm giảm khả năng tìm tòi học hỏi của trẻ em về các hiện tượng thiên nhiên và cản trở lớn tới quá trình phát triển của thực vật.
Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn là khi tiếng ồn môi trường vượt quá mức quy định gây nên sự khó chịu cho con người và động vật. Ở Việt Nam hiện nay tình trạng ô nhiễm vẫn chưa trở nên nghiêm trọng và vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, nếu để lâu dài cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt là sự ô nhiễm tiếng ồn do các phương tiện giao thông gây nên.
Xem thêm : Liều lượng, thời điểm và cách sử dụng nước ép cần tây
Nguyên nhân
Hầu hết nguyên nhân đến từ tiếng ồn do các phương tiện giao thông và các hoạt động khai thác ngoài trời.
Hậu quả
Tăng tình trạng stress của con người, gây căng thẳng thần kinh, làm giảm thính lực và gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến thai nhi. Ngoài ra, ô nhiễm tiếng ồn xua đuổi các loài vật, làm giảm khả năng săn mồi sinh sống của các loài động vật.
Ô nhiễm nhiệt
Ô nhiễm nhiệt là sự gia tăng quá cao của nhiệt độ môi trường do tác động của con người. Ví dụ như: hoạt động xả thải của khu công nghiệp, hoạt động giao thông, tốc độ đô thị hóa,…
Hậu quả
Ô nhiễm nhiệt làm thay đổi môi trường sống của các loài động vật, thủy sinh, thực vật. Ô nhiễm nhiệt còn khiến các hiện tượng ô nhiễm môi trường thêm nghiêm trọng. Ô nhiễm nhiệt khiến sức khỏe con người bị ảnh hưởng mạnh, gây cảm giác sốt nhiệt, khó chịu, mất nước.
Ô nhiễm tầm nhìn
Ô nhiễm tầm nhìn là không gian, môi trường bạn đang sống gây mất mỹ quan đối với xung quanh, không phù hợp hoặc gây cản trở tầm nhìn của bạn. Ví dụ như: các nhà cao tầng mọc lên che khuất tầm nhìn của bãi biển, ngọn núi; bảng quảng cáo che cảnh vật, hình vẽ trên tường gây mất mỹ quan, nhà hoang đểu gây khó chịu cho người nhìn.
Hậu quả
Tạo cảm giác khó chịu, thất vọng cho con người khi nhìn thấy những cảnh quan không phù hợp. Nghiêm trọng hơn, ô nhiễm tầm nhìn còn có thể gây nên tai nạn vì tầm nhìn của người tham gia giao thông bị cản trở.
Tham khảo: Thông cống nghẹt quận 10 với máy lò xo công nghệ hiện đại
Sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường kéo theo sự ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và sự cân bằng sinh thái.
Đối với sức khỏe con người
Môi trường ô nhiễm kéo theo những hệ lụy nghiêm trọng, tác động trực tiếp tới con người như:
- Không khí ô nhiễm có thể đe dọa đến tính mạng con người, gây các bệnh về dường hô hấp, tim mạch,…
- Theo thống kê, ô nhiễm nước có thể gây ra 14.000 ca thiệt mạng mỗi ngày vì ăn uống bừng nước bẩn. Có khoảng 500 triệu dân Ấn Độ không có nhà vệ sinh tiêu chuẩn, 580 người chết mỗi ngày vì nước ô nhiễm. Tại Trung Quốc thì gần 500 triệu dân thiếu nước sạch.
- Các chất hóa học, kim loại nặng trong nước và không khí gây ra những bệnh nan y, đặc biệt là ung thư.
Đối với hệ sinh thái
- Các chất độc hại như oxit nito, lưu huỳnh gây nên các cơn mưa axit, làm giảm độ PH tự nhiên của đất.
- Đất ô nhiễm ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng và các vật sống khác trong chuỗi thức ăn.
- Ô nhiễm không khí khiến cây cối khó thực hiện quá trình quang hợp.
- Mất cân bằng môi trường sinh thái khiến các loài xâm lấn, cạnh tranh với nhau, gây nguy hại giống loài địa phương, giảm sự đa dạng sinh học.
- Khí thải Co2 từ nhà máy, phương tiện giao thông gây nên hiệu ứng nhà kính, phá hủy hệ sinh thái.
Các biện pháp khắc phục môi trường
- Hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa mạnh để không ảnh hưởng đến nguồn nước
- Không xả rác bừa bãi, phân loại rác trước khi xử lý
- Hạn chế sử dụng nhựa và chế phẩm từ nhựa
- Xử lý rác thải khoa học
- Tiết kiệm điện
- Sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên
- Sử dụng nhiều sản phẩm hữu cơ
- Trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc
- Đầu tư các trang thiết bị bảo vệ môi trường hiện đại
- Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo đúng tiêu chuẩn quốc tế
- Nâng cao nghiệp vụ của đội quản lý và bảo vệ môi trường
- Thường xuyên kiểm tra, thanh tra môi trường để nhận định sớm về các tình trạng ô nhiễm
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp về phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường
- Nâng cao ý thức của người dân, tuyên truyền phương thức phòng chống ô nhiễm và bảo vệ môi trường.
Trên đây là những thông tin chi tiết về các dạng ô nhiễm môi trường, tác hại và các biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường tốt nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp được nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp