Hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước đạt được hay không, cần thiết phải tiến hành dựa trên những nguyên tắc nhất định. Nguyên tắc đó gọi là nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là gì?
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Mặc dù hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện quyền lập pháp và tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước nhưng trong cơ chế vận hành của nó cũng có công tác hành chính như chế độ công vụ, công tác tổ chức cán bộ… và phần công tác này cũng phải tuân thủ những quy định thống nhất của nền hành chính nhà nước. Quyền hành pháp có 2 nội dung:
Bạn đang xem: Quản lý hành chính nhà nước là gì? Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước
Một là lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật.
Hai là quản lý hành chính nhà nước tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế – xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội.
Như vậy, có thể hiểu quản lý hành chính nhà nước bản chất chính là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thông quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương tiên hành.
Tìm hiểu thêm: Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước
Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là gì?
Nguyên tắc trước hết được hiểu là “Ðiều cơ bản định ra, nhất thiết phái tuân theo trong một loạt việc làm“. Các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật làm nền tảng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Dưới góc độ của luật hành chính, nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là tổng thể những quy phạm pháp luật hành chính có nội dung đề cập tới những tư tưởng chủ đạo làm cơ sở để tổ chức thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Mỗi nguyên tắc quản lý đều có những hình thức biểu hiện khác nhau.
Các nguyên tắc quản lý nhà nước nói chung và những nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước nói riêng đã được quy định trong pháp luật như quy định trong hiến pháp, luật, văn bản dưới luật. Những nguyên tắc được quy định trong hiến pháp được xem là nguyên tắc cơ bản nhất.
Xem thêm : Kinh doanh bán hàng online có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không?
Như vậy, nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo đảm bảo hoạt động quản lý hành chính nhà nước diễn ra đúng định hướng.
Xem thêm: Hình thức quản lý nhà nước
Các nguyên tắc quản lý nhà nước cơ bản
(i) Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước
(ii) Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước
(iii) Nguyên tắc tập trung dân chủ
(iv) Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc
(v) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
(v) Hoạt động có tính liên tục.
Tìm hiểu các nội dung liên quan tại Luật Hành chính
Ðặc điểm nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước
Xem thêm : Xạ trị xong có phải cách ly không? Cách sống khỏe sau hóa xạ trị
(i) Tính chính trị sâu sắc vì nó được ghi trong các Nghị quyết của Đảng.
(ii) Tính pháp lý và bắt buộc thi hành vì nó được cụ thể hóa qua các văn bản pháp luật.
(iii) Tính khách quan bởi vì chúng được xây dựng, đúc kết từ thực tế cuộc sống và phản ánh các quy luật phát triển khách quan.
(iv) Tính chủ quan bởi vì chúng được xây dựng bởi con người mà con người dựa trên những nhận thức chủ quan để xây dựng.
(v) Tính ổn định cao nhưng không phải là nguyên tắc bất di bất dịch. Nó gắn liền với quá trình phát triển của xã hội, tích lũy kinh nghiệm, thành quả của khoa học về quản lý hành chính nhà nước.
(vi) Tính độc lập tương đối với chính trị. Hệ thống chính trị của nhà nước Việt nam được thực hiện thông qua: các tổ chức chính trị xã hội (Ðảng, Mặt trận tổ quốc…), và bộ máy nhà nước (Lập pháp, hành pháp, tư pháp). Trong hệ thống nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước có cả những nguyên tắc riêng, đặc thù. Tuy nhiên giữa hoạt động chính trị và quản lý nhà nước có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ. Các quan điểm chính trị là cơ sở của việc tổ chức hoạt động quản lý hành chính nhà nước và hoạt động quản lý hành chính nhà nước thực hiện tốt không chỉ đòi hỏi được trên pháp luật (luật), mà còn phải thực hiện đúng đắn các quan điểm chính trị (chính sách).
(vii) Tính hệ thống. Mỗi nguyên tắc có nội dung riêng, phản ánh những khía cạnh khác nhau của quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, những nguyên tắc này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ tạo tiền đề cho việc thực hiện có hiệu quả nguyên tắc khác. Vì thế nên các nguyên tắc này luôn thể hiện tính hệ thống, tính thống nhất và đây là một thuộc tính vốn có của chúng.
(viii) Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính liên tục. Có thể nói hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước được liên kết chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương; hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Nghĩa là cấp dưới phục tùng cấp trên, thực hiện mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên; đồng thời, cấp trên cũng phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới, cấp dưới có quyền chủ động sáng tạo, tổ chức thực hiện pháp luật phù hợp.
Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật hành chính đều có thể được hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập Tổng đài tư vấn pháp luật hành chính
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.org.vn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp